Robot trở thành trợ thủ đắc lực của lính cứu hoả

GD&TĐ - Robot có thể là trợ thủ đắc lực cho hầu hết những người thực hiện công việc phản ứng nhanh.

Khi ở chế độ tự động, robot có thể cung cấp thông tin về điều kiện môi trường.
Khi ở chế độ tự động, robot có thể cung cấp thông tin về điều kiện môi trường.

Bởi, chúng có thể giúp họ giám sát, can thiệp từ xa vào những khu vực không thể tiếp cận hoặc đe dọa tính mạng. Lính cứu hỏa - những người có nguy cơ bị thương cao trong khi làm nhiệm vụ, sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của các robot di động.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Rey Juan Carlos và Đại học Autónoma de Madrid (Tây Ban Nha) đã tạo ra một robot có thể hỗ trợ lính cứu hỏa trong trường hợp khẩn cấp. Hệ thống có thể cho phép lính cứu hoả lập kế hoạch can thiệp tốt hơn. Đồng thời, dọn đường an toàn để họ tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng và hỗ trợ trong quá trình sơ tán.

“Công việc này là một phần của dự án có tên HelpResponder, nhằm giảm tỷ lệ tai nạn và thời gian thực hiện nhiệm vụ của lính cứu hoả”, Noelia Fernández Talavera - một trong những nhà nghiên cứu chính, cho biết.

Hệ thống robot mới có thể giám sát môi trường xung quanh, chia sẻ dữ liệu mà nó thu thập được với con người. Robot sử dụng các cảm biến khác nhau có thể đo nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong nhà, cũng như vị trí của nó và vị trí của các vật thể khác. Dữ liệu này sau đó được lưu trong hệ thống mà lính cứu hỏa có thể truy cập từ xa thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Nhà nghiên cứu Talavera cho biết, robot có ba chế độ hoạt động để giải quyết các tình huống khác nhau. Chế độ thủ công cho phép người vận hành điều khiển robot từ xa bằng bàn phím, cần điều khiển hoặc bàn phím điều khiển để tạo các lệnh.

Người vận hành cũng có thể điều khiển robot từ chế độ xem trực tiếp hoặc giao diện người dùng đồ họa. Trong trường hợp cuối cùng này, giao diện phải cung cấp đủ thông tin để giữ cho họ nhận thức được tình huống, như bản đồ hiện trường, vị trí chính xác của robot, hình ảnh từ camera của robot...

Chế độ hoạt động thứ hai của robot, được đặt tên là chế độ tự trị, cho phép nó khám phá môi trường trong nhà một cách độc lập. Đồng thời, tránh các chướng ngại vật tiềm tàng.

Để đạt được điều này, robot dựa vào thuật toán lập kế hoạch đường bao phủ sử dụng dữ liệu được thu thập bởi các cảm biến tích hợp để định vị robot. Đồng thời, phát hiện và xác định các chướng ngại vật trong môi trường xung quanh, hướng dẫn robot đi qua một tập hợp các điểm tham chiếu.

Nhà nghiên cứu Talavera cho biết: “Khi ở chế độ tự động, robot có thể bao phủ toàn bộ các phòng và hành lang, cung cấp thông tin về điều kiện môi trường. Cuối cùng, chế độ sơ tán tạo ra các tuyến đường nhanh và an toàn tới mục tiêu.

Chế độ này sử dụng kiến thức trước đó về hiện trường để tính toán đường đi ngắn nhất từ vị trí hiện tại đến mục tiêu. Vị trí mục tiêu này có thể là lối ra của tòa nhà hoặc của nạn nhân”.

Theo TechXplore

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ