Robot như người thật ngày càng nhiều

Robot như người thật ngày càng nhiều

(GD&TĐ) - Một triển lãm robot vừa được tổ chức tại Bảo tàng khoa học ở Luân Đôn hôm thứ 5 vừa qua đã mang tới cho người xem những trải nghiệm thú vị.

Từ robot iCun do người Ý chế tạo để chơi với con người, cho tới robot CHARLY được sử dụng để giúp trẻ em tự kỷ, những robot được thiết kế giống con người với mục đích giúp đỡ và giao tiếp với con người.

Triển lãm này không chỉ giới thiệu những robot có hình dáng giống con người mà còn đưa tới những robot với những tính năng thú vị: bơi, trèo cây, thám hiểm, sử dụng trong gia đình…

 

Được nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Italy, iCub học được nhiều điều về chính bản thân mình và thế giới xung quanh bằng cách chơi với con người.

 

Eccerobot là dự án do EU tài trợ với mục đích xây dựng nên “một robot giống người thật đầu tiên”. Điều đó có nghĩa là, không phải chỉ sao chép hình dáng bên ngoài của 1 người, robot này được chế tạo bằng cách bắt chước xương, khớp, cơ và dây chằng của con người.

 

Couch Jouzas được nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Kaunas ở Lithuania. Được miêu tả như “huấn luyện viên robot cá nhân”,  Couch Jouzas được thiết kế để giúp người sử dụng giữ dáng.

 

 “Nao” do Aldebaran Robotics, Pháp thiết kế. Được miêu tả như một robot giống người “linh hoạt, ngộ nghĩnh và tiến hóa”, Nao được chế tạo giúp trẻ em tự kỷ.

 

Cũng được thiết kế để giúp trẻ em tự kỷ, KASPAR là sản phẩm của Đại học Hertfordshire của Anh. Mặt của robot này là mặt nạ cao su silicon và mắt là 2 camera. Miệng có thể mở ra và cười.

 

CHARLY cũng là sản phẩm của đại học Hertfordshire. Là một phần của dự án để tìm ra nguyên nhân xem con người thích robot trông như thế nào, khuôn mặt của CHARLY có thể từ từ chuyển từ hình này sang hình khác để giống với những khuôn mặt xung quanh mình.

 

Được thiết kế bởi Đại học Công nghệ Wroclaw ở Ba Lan, “Flash” có ưu điểm về sự lựa chọn đầu robot khi thể hiện nhiều tình cảm khác nhau. Đây là một phần trong dự án có mục đích hiểu hơn về việc loài người nhận ra tình cảm của mình bằng cách nào và để dạy robot “đọc” được những tình huống xã hội.

 

 “Shadow Dexterous Hand” là tác phẩm của Công ty Robot Shadow, đề cập đến việc bàn tay được cơ khí hóa có thể bắt chước mọi cử động của bàn tay con người và thích hợp với nhiều robot khác nhau.

 

Dự án “Concept” là tác phẩm của Đại học Plymouth, Mỹ. Những câu trả lời được tạo ra từ máy tính được áp dụng trong “mặt” của robot này, bao gồm camera và micro.

Linh Ngọc (Theo CNN)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.