Torobo do Viện Tự động hóa Quốc gia Nhật Bản phát triển từ 2011 nhằm tạo ra kỳ thi tuyển sinh Đại học Tokyo cho trí tuệ nhân tạo đến năm 2022. Tuy nhiên, vào khoảng đầu tuần này, nhóm nghiên cứu đã từ bỏ mục tiêu ban đầu. Torobo mang trong mình trí tuệ nhân tạo (AI) đã thi trượt Đại học Tokyo trong 4 năm liên tiếp.
Trong lần thử sức gần nhất, Torobo đã thực hiện kỳ thi do công ty quảng cáo giáo dục Benesse Corp thiết kế. Kỳ thi này gồm 8 bài kiểm tra nhỏ thuộc 5 môn khác nhau. Chú robot đạt được 525/950 điểm, cao hơn 14 điểm so với năm ngoái.
Điểm trung bình của Torobo là 57,1%, quá thấp so với mức 80% để có được tấm vé vào giảng đường của Đại học Tokyo. Ảnh: Dailymail .
"Chú robot này vẫn được số điểm gần bằng năm ngoái. Vì thế, chúng tôi đã có thể đo đạc được khả năng và giới hạn của một phần mềm trí tuệ nhân tạo", bà Noriko Arai, giáo sư nghiên cứu thông tin và xã hội tại Viện tự động hóa Quốc gia Tokyo bày tỏ. Hơn nữa, bà cũng là người chỉ đạo đội ngũ lập trình và lắp đặt Torobo từ những ngày đầu.
Trong khoảng thời gian từ 2013 - 2015, Torobo đạt được số điểm lần lượt là 45,1, 47,3 và 57,8%. Điểm năm 2016 bị coi là thấp do mức trung bình của tất cả các sinh viên khác tham dự kỳ thi đại học đã vượt trội hơn.
Cụ thể, Torobo đã có điểm Vật lý cao hơn năm ngoái, nhảy vọt từ 46,5 lên 59 điểm nhờ các nhà phát triển robot đã nâng cấp phần mềm đánh giá độ hóc búa các câu hỏi.
Với điểm số trên, Torobo vẫn còn có thể nộp đơn sang 1.373 khoa của 535 trường đại học khác ở Nhật Bản. Trong đó bao gồm 23 đại học trong nước có thứ hạng cao và các viện nghiên cứu. Ảnh: Dailymail.
Về điểm Lịch sử, số điểm 66,3 đạt được là do cậu đã bỏ ra rất nhiều công để "học" toàn bộ số kiến thức trong sách giáo khoa cũng như từ các trang web thông tin khác. Không rõ bộ nhớ máy tính của một trí tuệ nhân tạo có giúp đỡ được nhiều trong các bài học này không.
Với Torobo, môn học khó nhất là tiếng Anh. Như các năm khác, Torobo luôn gặp khó khăn để có được câu trả lời logic nhất. Với 36,2 điểm nghe và 50,5 điểm viết, tiếng Anh kém là nguyên nhân khiến Torobo trượt đại học 4 năm liên tiếp.
Dù thất bại nhưng với khả khả năng lọc ra kiến thức chính xác từ lượng thông tin lưu trữ khổng lồ, chú robot này có thể được nhóm nghiên cứu cải thiện, lập trình và ứng dụng vào ngành công nghệ điện tử trong tương lai. "Công việc" phù hợp trước mắt của Torobo có thể là một vị trí lao động chân tay.