Gần 80 trường ĐH từ 21 quốc gia và khu vực đã tham gia ứng cử cho giải thưởng gồm năm hạng mục và các hoạt động của trường ĐH.
Hạng mục Chiến lược giảng dạy và học tập của năm “nhận diện những chiến lược giảng dạy và học tập khác biệt và cấp tiến, giúp đẩy mạnh trải nghiệm của cả SV và cán bộ giảng viên, đồng thời phản ảnh những giá trị cốt lõi của đơn vị đó”. Giải thưởng tập trung vào những gì đơn vị ứng cử thực hiện được trong năm 2018, bao gồm cả những sáng kiến được mở rộng hay hoàn tất trong năm này.
Gắn kết với doanh nghiệp đặc biệt được nhấn mạnh trong chiến lược giảng dạy và học tập. RMIT Việt Nam đã đưa WIL (học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn) vào tất cả chương trình học, và chỉ riêng năm 2018 đã có tới 57 dự án WIL riêng biệt.
Một số dự án WIL nổi bật gồm hợp tác giữa SV ngành thời trang và một doanh nghiệp trong nước để tạo ra những sản phẩm thời trang bền vững, mở rộng quan hệ đối tác với doanh nghiệp trong ngành dịch vụ và cuộc thi giành vị trí thực tập tại Lazada (doanh nghiệp thương mại điện tử có tiếng tại Việt Nam hiện nay) dành cho SV.
TS Nguyễn Anh Thư (phải), giảng viên Khoa Kinh doanh và Quản trị, thảo luận với đại diện doanh nghiệp về dự án học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn |
Việc đẩy mạnh tập trung vào chuẩn bị sẵn sàng cho công việc đã có những kết quả rõ rệt với 75 phần trăm SV tốt nghiệp từ RMIT Việt Nam có việc làm toàn thời gian chỉ ba tháng sau khi ra trường. Lượng SV đăng ký học tại RMIT Việt Nam trong những năm qua cũng tăng lên 16 %.
Được biết, đơn vị giành chiến thắng giải Times Higher Eeducation châu Á sẽ được công bố tại Hội nghị Các trường ĐH Times Higher Education châu Á được tổ chức từ 30/4 đến 2/5 tại Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.