Đạt đến ngưỡng rất khả quan!
Chỉ số này cho thấy đây là tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong vòng chín tháng kể từ năm 2011 và cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (Campuchia đạt 7%).
GS Ian Eddie chuyên nghiên cứu về đầu tư cổ phần tư nhân của RMIT Việt Nam, tin rằng việc Chính phủ áp dụng chính sách bình ổn mạnh mẽ đã góp phần bồi đắp vào thành công hiện nay của Việt Nam, cũng như trong các năm 2019 và 2020.
Ông cho biết: “Bạn có thể chỉ ra rằng Việt Nam có lẽ đã có đủ tiền đề tốt nhất để thăng hạng lên ngang tầm với chuẩn kinh tế tại Thái Lan và Malaysia. Việt Nam đã tự định vị tốt, cải cách hệ thống tài chính, có Chính phủ rất bình ổn, và liên quan đến Thị trường mới nổi, Việt Nam có một trong những đồng tiền mạnh nhất.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất mạnh mẽ và hiện đã vượt hơn 100% GDP của đất nước. Việt Nam đang có được vị thế hết sức đặc biệt mà không nhiều quốc gia trên thế giới có được khi đầu tư trực tiếp hơn hẳn GDP”.
Tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang lên rất cao |
Điều kiện để đạt danh hiệu thị trường mới nổi
Theo chỉ số Morgen Stanley Composite Index (MSCI), Việt Nam hiện được phân loại là Thị trường biên (frontier market) và đang dần chuyển đổi thành Thị trường mới nổi (emerging market). Việc chuyển thành Thị trường mới nổi sẽ đánh dấu bước chuyển đổi kinh tế quan trọng với Việt Nam trong phạm vi ASEAN, vì điều này sẽ thu hút nguồn vốn nước ngoài từ các nhà đầu tư quốc tế lớn nhiều hơn, giúp hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam.
Theo GS Eddie, để đạt được danh hiệu Thị trường mới nổi, quan trọng là phải cải cách thị trường và chứng khoán. Chính phủ phải thu hẹp những khoảng cách này để duy trì tăng trưởng tương lai bền vững, duy trì tình trạng công khai để doanh nghiệp và lao động nước ngoài đến với Việt Nam, đồng thời tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp mới. Ngày nay, thành phố cần phải là trung tâm đổi mới sáng tạo và là nơi cổ vũ những doanh nghiệp mới.
Dù mọi dấu hiệu đều chỉ ra rằng triển vọng năm 2019 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực, GS Eddie cũng chỉ ra hai thách thức rõ nét mà Chính phủ sẽ phải đối mặt trong những năm tới: tăng trưởng kinh tế vững mạnh trong môi trường kinh tế toàn cầu nhiều biến động và quản trị sự bất bình đẳng kinh tế (khoảng cách giàu nghèo).
“Với chứng chỉ sau ĐH – Khởi nghiệp kinh doanh của ĐH RMIT Vietnam, chúng tôi muốn cho học viên xuất phát điểm tiến vào thế giới kinh doanh, nơi các bạn có thể gây quỹ để biến ý tưởng thành sản phẩm hay dịch vụ thực sự. Nhờ vậy, học viên hoàn tất chứng chỉ sẽ có năng lực cạnh tranh trên thị trường, đồng thời sẽ tạo ra công ăn việc làm và cơ hội cho nhiều người ở Việt Nam” - GS Eddie.