Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé tiểu học với những người xung quanh

GD&TĐ - Kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong các kỹ năng sống bé cần được học hỏi. Lứa tuổi tiểu học rất phù hợp để bạn giúp bé rèn luyện kỹ năng này. Vì lúc bấy giờ bé đã nhận thức được những gì mình và luôn có trách nhiệm với những hành động đó.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé tiểu học với những người xung quanh

Ngoài việc tiếp thu các môn học ở trường, bé còn phải được rèn luyện những kỹ năng sống khác. Nó sẽ giúp bé bảo vệ và phát triển được bản thân. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bé khéo léo khi trò chuyện cùng mọi người xung quanh.

1. Kỹ năng giao tiếp với người lớn

Bạn nên dạy cho bé cách giao tiếp với người lớn hơn mình như thế nào cho phù hợp.
Bé nên học được cách giao tiếp với người lớn khi còn bé.

Đây chính là một vấn đề quan trọng vì nó sẽ quyết định được bé có lễ phép hay không. Bạn nên dạy bé cách giao tiếp với người lớn hơn mình như thế nào cho phù hợp.

Ví dụ như phải luôn dạ, thưa đầu tiên trong từng câu nói của mình. Nếu bé không đồng ý điều gì, bạn nên dạy cho bé có cách nói nhã nhặn. Bé không nên lớn tiếng hay quát mắng người lớn hơn mình.

Bên cạnh đó, bạn nên nhắc nhở bé không nên cắt lời người khác khi đang nói chuyện. Vì đây chính là thái độ thiếu lịch sự và đối với ông bà nó được xem là hỗn.

Khi giao tiếp với người lớn, bé nên giữ thái độ ngoan ngoãn. Bạn hãy cho bé được nói lên ý kiến của mình, bày tỏ quan điểm của bản thân. Nhưng bé không được xem thường người lớn tuổi.

2. Giao tiếp với bạn bè bằng tuổi

Khi giao tiếp với các bạn cùng lớp, bé cũng nên có thái độ lịch sự.
Giao tiếp tốt với bạn bè sẽ giúp bé có được sự gắn kết với các bạn.

Đối với bạn bè bằng tuổi cũng vậy, bạn cũng nên dạy cho bé cách giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp với bạn bè cùng lớp là vô cùng quan trọng. Vì nó sẽ góp phần hình thành các mối quan hệ tốt cho bé.

Khi giao tiếp với các bạn cùng lớp, bé cũng nên có thái độ lịch sự. Bạn nên dạy cho bé các cách xưng hô phù hợp, không nên để bé dùng danh xưng “mày - tao”. Bé có thể gọi bạn bằng tên hay cậu - tớ để tình bạn thêm gắn kết.

Bên cạnh đó, bạn nên hướng dẫn bé cách nói chuyện với bạn bè. Bé không nên hét vào tai hay có những lời nói xúc phạm đến bạn bè. Khi có mâu thuẫn hay lúc nóng giận bé cũng không được nói bậy, chửi tục gây tổn thương cho bạn.

Một điều không thể thiếu khi giao tiếp với bạn bè đó là thái độ tôn trọng. Bạn hãy giải thích cho bé biết rằng khi tôn trọng người khác thì sẽ nhận được điều tương tự về mình. Từ đó, bé sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn trong các mối quan hệ xung quanh.

3. Cách giao tiếp với người lạ

Bạn cần rèn luyện cho bé cách giao tiếp với người lạ như thế nào để bảo vệ được bản thân.
Bạn nên dạy cho bé kỹ năng giao tiếp và ứng phó với người lạ.

Bạn cần rèn luyện cho bé cách giao tiếp với người lạ như thế nào để bảo vệ được bản thân. Một số phụ huynh luôn dặn bé khi gặp người lạ không được nói chuyện và nhận bất kì thứ gì từ họ.

Điều này sẽ tạo cho bé một thói quen e dè trước những người bé gặp lần đầu. Lâu ngày bé sẽ trở nên nhút nhát và nhạy cảm với những ai chưa gặp bao giờ. Vì thế, bạn nên chỉ bé cách nhận biết người xấu thay vì tránh xa người lạ.

Bạn hãy tập cho bé quan sát và chỉ cho bé biết người xấu sẽ có những cử chỉ, thái độ thế nào. Từ đó sẽ có cách ứng xử và giao tiếp phù hợp.

Ví dụ như khi bạn của bố mẹ lần đầu tới nhà chơi, bé nên chào lễ phép và giao tiếp bình thường. Còn khi có ai đó lạ mặt tới bắt chuyện với bé trong lúc đang đợi bố mẹ đón thì không nên trả lời. Cách tốt nhất lúc này, bé nên chạy thẳng vào sân trường đợi bố mẹ tới đón.

Cách này sẽ giúp bé tránh xa được những cạm bẫy của kẻ xấu và bảo vệ bản thân an toàn. Vì thế, bạn nên hướng dẫn bé cách phân biệt rõ người lạ và người xấu để tránh nguy hiểm và có cách giao tiếp phù hợp.

Theo Giadinhtre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.