Rau má - thảo dược "đa năng" của mùa hè

Trong những ngày hè nắng nóng, việc sử dụng rau má có rất nhiều tác dụng, ngoài việc giải nhiệt, rau má còn có rất nhiều tác dụng: trị mụn nhọt, hạ sốt, giúp tăng trí nhớ...

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Giải nhiệt

Rau má có tính giải nhiệt. Ở Việt Nam, các bà nội trợ quen dùng rau má cả lá lẫn dây tươi để chế biến món ăn đặc trưng như canh rau má tôm hoặc hến, gỏi rau má trộn tôm thịt, rau má trộn thịt bò, rau má xào ngan, chân gà hấp rau má, gỏi rau má chả cá... Ngoài ra, rau má có thể rửa sạch, xay lấy nước uống.

Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác động lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hóa và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da.

Làm liền sẹo trên da

Cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ.

Giảm stress

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai... Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tốt cho tim mạch

Hoạt chất bracoside A kích thích sự bài tiết nitric oxide (NO) của mô để làm giãn nở vi động mạch cùng mao quản, lượng máu di chuyển qua mô được nhiều hơn nên có khả năng chấm dứt được các cơn đau tim. Rau má cũng hữu ích để điều trị và phòng bệnh tĩnh mạch ở các chi dưới như giãn tĩnh mạch, trĩ, phù tĩnh mạch chân. Chất xơ trong rau má cũng giúp giảm cholesterol máu, nên cũng có tác dụng rất tốt với tim mạch.

Trị vết thâm

Sau khi xay rau má để làm một món sinh tố để giải nhiệt, còn lại bã rau má bạn có thể dùng để đắp lên vùng da có sẹo lồi thâm, có tác dụng rất tốt.Thực hiện đắp bã rau má thường xuyên trong ngày, sẹo sẽ nhanh chóng bị làm mờ, và không lồi lên trên bề mặt da.

Tuy nhiên bạn cũng nên ăn rau má ở một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều, nếu quá lạm dụng sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe như: tiêu chảy, có thể gây sảy thai, tăng lượng đường trong máu, nhức đầu.

Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Cùng xem cách dùng rau má đúng cách cho bạn:

- Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40 g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

- Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

- Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Theo LĐTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ