Răng khôn mà… không khôn

GD&TĐ - Về mặt sinh lý học, răng là công cụ để cắt xén thức ăn cho dễ tiêu hóa.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Về mặt sinh lý học, răng là công cụ để cắt xén thức ăn cho dễ tiêu hóa. Răng không mọc cùng một lúc mà đủng đỉnh mọc theo nguyên tắc cái nào cần thì mọc trước.

Tùy theo giai đoạn cuộc đời, vị trí và chức năng mà răng có tên gọi khác nhau. Có tên là “khôn”, mọc sau cùng nhưng trên thực tế, xem ra răng khôn chẳng khôn chút nào…

Trong đời mỗi người, bộ răng xuất hiện theo hai giai đoạn: Răng sữa và răng vĩnh viễn. Các răng sữa mọc lai rai thời thơ ấu, phát triển theo thời gian, rồi rụng dần còn răng vĩnh viễn lần lượt xuất hiện thay thế răng sữa. Đội ngũ răng vĩnh viễn sẽ cùng đồng hành với người sở hữu cho đến phía bên kia dốc của cuộc đời.

Bộ răng gồm có 2 hàm là hàm trên và hàm dưới. Mỗi chiếc răng được cấu tạo bởi 3 phần chính: Chân răng - cổ răng - thân răng. Cấu tạo từ ngoài vào trong của răng gồm có: Men răng, ngà răng và tủy răng. Mạch máu và thần kinh ẩn mình trong lớp tủy răng. Khu vực chân răng, men răng được thay thế bằng một lớp xi-măng (ciment) để giữ răng đứng vững vàng trên xương hàm mà làm nhiệm vụ do tạo hóa phân công.

Nhìn chung, một người ở độ tuổi trưởng thành, nếu mọc đầy đủ mỗi hàm răng sẽ có đủ: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ (răng tiền hàm) và 6 răng hàm lớn (răng hàm). Tức là, một bộ răng hoàn hảo có đến 32 cái răng. Những cái thường “nũng nịu” và gây nhiều rắc rối cho các chủ nhân là răng… khôn.

Phải gọi là… răng dại

Nếu phải “khai sinh” lại tên cho răng “khôn”, có lẽ không ít người gõ phím ghi là răng “dại”. Bởi ích lợi của răng “khôn” không rõ ràng mà nhiều người phải điêu đứng khi nó mới mọc kèm theo bao điều phiền toái như sưng đau, viêm lợi, sâu răng, hủy hoại xương và răng xung quanh do mọc lệch.

Trong chuyên môn về lĩnh vực nha khoa, các nha sĩ không “thèm” ghi tên nó là răng “khôn” mà ghi là răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3. Trong đời của mỗi người, răng khôn là răng mọc cuối cùng, trừ các trường hợp trồng răng giả.

Chúng thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Có lẽ ở độ tuổi này con người đã bắt đầu… khôn dần lên nên mới gọi đó là răng “khôn”? Điều này như là một sự ghi nhận giai đoạn trong đời người và cũng để phân biệt với “anh chị” răng sữa mọc khi còn bò.

Răng “khôn” không những chỉ có một chiếc mà có đến… 4 chiếc. Chúng mọc lần lượt ở 4 góc hàm. Ở một người trưởng thành khi răng “khôn” chưa mọc thì có 28 chiếc chia đều cho 2 hàm trên và dưới.

Trong quá trình tiến hóa từ vượn sang người thì xương hàm được thu nhỏ dần vì chức năng của các chiếc răng đã được “phân công” lao động hợp lý. Lúc răng “khôn” mọc, xương hàm gần như không còn khoảng trống dành riêng cho nó, do đó, nhiều trường hợp mọc lệch và gây ra các phiền toái như đã nói ở trên.

Minh họa/INT

Minh họa/INT

Xử trí những gây phiền, biến chứng

Một người đã qua tuổi 25 mà chưa thấy răng “khôn” mọc hay chỉ thấy “un” lên có chút xíu thì coi chừng nó... mọc lệch và đang ngấm ngầm “gây sự”. Nếu có điều gì bất thường ở răng miệng, phải nhanh chóng đến với các nha sĩ. Rất nhiều trường hợp nha sĩ đành khuyên chủ nhân nói lời chia tay với chúng!

Do nằm ở góc hàm, một vị trí sâu trong miệng nên các thao tác để “đào” cho được một chiếc răng khôn cũng rất khó khăn… Cần nhổ bỏ hay nói đúng hơn là thực hiện một cuộc tiểu phẫu mổ lấy chúng ra khỏi vị trí mọc lệch.

Những ngày đầu, chủ nhân sẽ có cảm giác... hụt hẫng, ê ẩm và đau tại vị trí răng vừa nhổ. Thuốc giảm đau có tác dụng hỗ trợ và vài ngày sau thì trật tự bình thường sẽ được thiết lập trở lại.

Nhìn chung, với đa số người có răng khôn phải nhổ bỏ không có vấn đề gì đáng lưu tâm nhiều sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hãn hữu, có thể gặp một số biến chứng sau đây:

- Nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.

- Yếu xương hàm dưới.

- Thủng xoang hàm, viêm xoang sau khi nhổ răng.

- Tổn thương dây thần kinh. Có thể gây ra biểu hiện sau: Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy vùng môi, răng và lưỡi...

- Áp xe ổ răng (do vị trí nhổ trống thức ăn đọng lại và vi khuẩn phát triển).

- Trống ổ răng vừa nhổ và khô gây cảm giác đau đớn (do cục máu đông di chuyển khỏi vết thương làm cho vùng xương hàm bên dưới bị lộ ra ngoài).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...