Ra mắt Câu lạc bộ Báo chí vì Môi trường

GD&TĐ - Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 9/10 tại TPHCM, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM đã công bố quyết định thành lập Câu lạc bộ (CLB) Báo chí vì Môi trường; đồng thời tổ chức cho các thành viên CLB tham quan hệ thống sản xuất, xử lý nước thải của Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa (Đồng Nai). 

Các thành viên CLB Báo chí vì Môi trường chụp ảnh ra mắt tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Các thành viên CLB Báo chí vì Môi trường chụp ảnh ra mắt tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Các thành viên CLB Báo chí vì Môi trường nghe đại diện Công ty Ajinomoto Việt Nam giới thiệu về hệ thống sản xuất, xử lý nước thải của Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa
Các thành viên CLB Báo chí vì Môi trường nghe đại diện Công ty Ajinomoto Việt Nam giới thiệu về hệ thống sản xuất, xử lý nước thải của Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa

Theo đó, CLB Báo chí vì Môi trường được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM ra quyết định thành lập và chỉ đạo hoạt động với mục tiêu thúc đẩy nâng cao công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, xây dựng một lực lượng hội viên và cộng tác viên nòng cốt có tâm huyết và kiến thức về môi trường cùng lên tiếng bảo vệ, gìn giữ môi trường sống ngày một sạch đẹp hơn. 

Ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM phát biểu
Ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM phát biểu

Theo ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM, tình hình môi trường TPHCM hiện nay còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đó là hiện tượng ngập nước nghiêm trọng trên nhiều tuyến phố; tình trạng xả rác bừa bãi làm mất cảnh quan đô thị, đặc biệt là khu vực trung tâm TPHCM; Việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nylon, ống hút, ly nhựa… chưa thuyên giảm;  việc phân loại rác đầu nguồn và thu gom rác phù hợp với việc phân loại chưa thực hiện tốt...

Những ngày gần đây, không khí tại Việt Nam, mà chủ yếu Hà Nội và TPHCM bị đánh giá ô nhiễm nhất thế giới khiến chúng ta lo ngại. Chính vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần đồng hành để giới báo chí phản ánh thực tế nhằm thúc đẩy Chính phủ và các cấp chính quyền khẩn cấp có những giải pháp triệt để hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Các thành viên CLB Báo chí vì Môi trường tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa
 Các thành viên CLB Báo chí vì Môi trường  tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa

“Gần đây, tình hình ô nhiễm không khí và bụi mịn lên mức báo động đỏ rất cần có giải pháp căn cơ để khắc phục. Chủ trương chính sách giảm thiểu ô nhiễm không khí đã có nhưng cũng chưa được triển khai  triệt để. Các loại xe quá đát vẫn lưu hành và phun khói mù mịt trên đường phố; ô nhiễm khói thải tại các khu công nghiệp vẫn đáng báo động. Chẳng hạn ở Formosa, có những giờ khói phun mù mịt, bụi  khiến nhà dân xung quanh nhà máy phải đóng cửa và di dời đi nơi khác. Còn tại TPHCM, một số Khu công nghiệp như Tân Phú Trung vẫn có những nhà máy thản nhiên phun khói, gây ô nhiễm môi trường làm người dân vô cùng bức xúc” - ông Đặng Văn Khoa chia sẻ.

Một khía cạnh khác là hướng tới bảo vệ thiên nhiên, trong tương lai Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM cũng chú ý, cùng vào cuộc để tuyên truyền, tránh xảy ra việc phá rừng nguyên sinh, phá vỡ những cảnh quan được thế giới bảo tồn. Tại TPHCM rừng sinh quyển Cần Giờ cũng là khu dự trữ sinh quyển thế giới, cần được gìn giữ và bảo tồn. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.