Quyền lực tuyệt đối

Quyền lực tuyệt đối

Dù các bên có bất đồng với điều đó nhưng không thể phủ nhận, nước Nga đã thay đổi hoàn toàn trong 20 năm cầm quyền của ông Putin.

Cuộc bỏ phiếu về cải cách hiến pháp bắt đầu từ hôm 24/6 và sẽ kéo dài một tuần để đề phòng dịch Covid-19. Hàng loạt thay đổi hiến pháp được đề xuất sẽ thay thế cho luật cơ bản của Nga. Trong số các đề xuất đó có việc cho phép ông Putin ra tranh cử tổng thống lại 2 lần nữa sau khi nhiệm kỳ hiện nay của ông kết thúc vào năm 2024.

VCIOM thăm dò 163.124 cử tri tại 800 trạm bỏ phiếu thuộc 25 vùng của Nga. Trong khi 76% người trả lời ủng hộ ông Putin kéo dài nhiệm kỳ thì 23,6% bỏ phiếu chống. Con số này khá phù hợp với những dự đoán trước bỏ phiếu cũng dựa trên thăm dò của VCIOM.

Những người chỉ trích Điện Kremlin tất nhiên không tin vào kết quả này. Họ cho rằng cuộc bỏ phiếu đã bị thao túng và kết quả là giả.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng điều khoản này của hiến pháp sửa đổi là nhằm giữ cho các lựa chọn của ông Putin được mở, tránh tình trạng "vịt què" - tức là "hữu danh vô thực" trong thời kỳ chuyển giao cho người kế nhiệm, hơn là để ông tiếp tục nắm quyền đến khi 83 tuổi.

Thượng nghị sĩ Andrey Klishas cho rằng, sửa đổi hiến pháp sẽ khắc phục các vấn đề chính trị cá nhân hóa. Cụ thể, mặc dù hiến pháp mới cho phép ông Putin tranh cử lần 5, nhưng việc chuyển giao quyền lực cho các nhánh khác nhau trong chính phủ sẽ giúp làm phi tập trung quyền kiểm soát khỏi hệ thống quyền lực "siêu tổng thống" có từ thời ông Boris Yeltsin (năm 1993).

Ngược lại, đảng Cộng sản Nga mạnh mẽ phản đối việc sửa đổi hiến pháp. Chủ tịch đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov cho rằng, các đề xuất của hiến pháp mới vẫn không giải quyết được "sự chuyên quyền của tổng thống và sự lấn át của thiểu số chính trị". "Hiện nay Tổng thống Nga có quyền lực nhiều hơn cả Sa hoàng, Pharaoh và tổng bí thư thời Xô Viết cộng lại, điều đó không thể chấp nhận được" - ông Zyuganov nói. Ông Zyuganov khẳng định, đảng của ông ủng hộ cải cách, ủng hộ một nhà nước mạnh, sự thống nhất lãnh thổ, nhưng phản đối việc xóa giới hạn nhiệm kỳ tổng thống.

Những người đối lập theo trường phái cải cách cũng chỉ trích sửa đổi hiến pháp là âm mưu kéo dài quyền lực tổng thống suốt đời cho ông Putin, song thực tế họ gần như không làm gì để ngăn chặn các cải cách đó. Theo các nhà quan sát, đó có thể là vì phe đối lập đang thiếu nguồn lực, thiếu các gương mặt mới, sự nhiệt tình, cảm hứng và lòng tin vào cơ hội của họ và đối đầu với ông Putin.

Điều quan trọng là, cho dù các bên có quan điểm thế nào đi nữa, thì con số 76% người dân Nga ủng hộ ông Putin cho đến thời điểm này không phải là không có cơ sở. Nước Nga đã thay đổi hoàn toàn dưới thời ông Putin, từ một nền kinh tế yếu kém đã vực trở lại đáng kể sức mạnh kinh tế. Năm 1999, tài sản của Nga được định giá khoảng 100 tỷ USD. 20 năm sau, con số đó chỉ bằng 1/16 GDP của nước Nga.

Quyền lực tuyệt đối cho ông Putin là lựa chọn của nước Nga 20 năm qua, và giờ đây người dân Nga đang muốn nó được tiếp tục đến khi thực sự nổi lên một nhà lãnh đạo mới có thể duy trì những thành tựu, những chính sách đúng đắn của nước Nga 20 năm qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.