Nhân viên của Trung tâm Hành động về mìn Campuchia (CMAC) cho chuột ăn. Họ đang huấn luyện chúng trở thành thành viên của dự án rà phá bom mìn và các vật liệu nổ còn sót lại sau chế độ Khmer Đỏ. |
CMAC phối hợp cùng APOPO, một tổ chức phi chính phủ của Bỉ, nhập khẩu 15 con chuột từ Tanzania hồi tháng 4 nhằm thực hiện dự án tại Siem Reap, một tỉnh phía tây bắc Campuchia, theo Telegraph. |
Giám sát viên của dự án kiểm tra dữ liệu của buổi đào tạo trên máy tính. 14 con chuột tham gia quy trình đào tạo từ khi chúng 4 tuần tuổi. Con to nhất có thể nặng tới 1,2 kg. |
Những con chuột Tanzania tỏ ra nhanh nhạy khi thực hiện nhiệm vụ trên khu đất trống. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, chuột có thể phát hiện mìn và bệnh lao phổi tại nhiều nước châu Phi, gồm Tanzania. |
Theo số liệu của CMAC, khoảng 4 tới 6 triệu quả mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau các cuộc chiến đang nằm rải rác khắp Campuchia. |
Chuột dùng khứu giác để phân biệt thuốc nổ TNT với các mùi khác. |
Chuyên viên kiểm soát mọi chuyển động của chuột qua dây buộc nhỏ trên cổ nó. |
Nhân viên CMAC thưởng chuối cho một chú chuột sau khi nó phát hiện mìn giả. |
Quy trình đào tạo sẽ kéo dài 9 tháng. |
Nhân viên CMAC đưa chuột vào lồng sau mỗi buổi đào tạo. Gần 3 thập kỷ trôi qua từ khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ sụp đổ tại Campuchia. Cuộc chiến từ thập niên 60 biến Campuchia thành một trong những nước có nhiều bãi mìn nhất thế giới. Gần 20.000 người đã chết vì những vật liệu nổ còn sót từ thời chiến, còn số người bị thương lớn gấp đôi. Riêng trong năm 2014, chính phủ thống kê 154 trường hợp tử vong hoặc bị thương vì mìn. Con số ấy trong năm 2013 là 111. |