Quy định về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên THPT

GD&TĐ - Độc giả Hà Văn Tuấn hỏi về quy định bổ nhiệm, xếp lương giáo viên và thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Tôi là giáo viên THPT thuộc diện biên chế. Trước đó, tôi đã có bằng Kỹ thuật công nghiệp. Xin hỏi, trường hợp của tôi có trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên THPT không? Ngoài ra, tôi muốn dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II (mã số V.07.05.14) có được không? Hà Văn Tuấn (hatuan***@gmail.com)

* Trả lời:

Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu nên chúng tôi chưa có cơ sở để tư vấn chính xác cho bạn. Bạn có thể tham khảo một số quy định tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT sửa đổi quy định bổ nhiệm, xếp lương giáo viên để đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình.

Cụ thể, trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II (mã số V.07.05.14) nếu đã có bằng thạc sĩ, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THPT hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương đủ từ 6 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại Điểm I Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT cũng hướng dẫn một số trường hợp giáo viên đang giảng dạy được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên THPT bao gồm: Giáo viên được phân công giảng dạy môn Công nghệ có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Công nghệ hoặc Kỹ thuật công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp.

Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;

Giáo viên được phân công giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Giáo dục công dân hoặc Giáo dục chính trị hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị.

Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 15, Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Email: bandocgdtd@gmail.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.