Kết thúc năm học 2015-2016, con tôi được nhà trường cấp giấy chứng nhận học lực lớp 9. Vì không có học bạ cấp tiểu học nên nhà trường không thể cấp bằng tốt nghiệp THCS cho con tôi.
Vậy trường hợp của con tôi nếu muốn đi học THPT hệ dân lập có được không? - Lê Hùng (lehung***@gmail.com).
* Trả lời:
Tại Điều 6 Luật Người khuyết tật quy định về xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật như sau:
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra Theo quy định tại Điều 27 Luật trên, giáo dục đối với người khuyết tật như sau:
- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
- Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
- Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
Căn cứ vào những quy định trên, bạn có thể làm bản tường trình và đề xuất nguyện vọng về nhu cầu học tập của con mình với lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT sở tại để được giải quyết thỏa đáng và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho con trai bạn.