Theo đó, yêu cầu về hành vi, ứng xử văn hóa cụ thể như sau:
Có thái độ giao tiếp lịch thiệp; hành vi, cử chỉ, lời nói đúng mực lễ phép trong mối quan hệ bạn bè, gia đình, thầy cô và cộng đồng xã hội; Xử lý hài hòa mối quan hệ cá nhân và tập thể, biết quan tâm đến lợi ích chung; biết giao tiếp, ứng xử phù hợp trong công việc và trong các mối quan hệ xã hội.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, trung thực, nhân nghĩa, có ý thức bảo vệ môi trường; Tuân thủ pháp luật và phát huy truyền thống dân tộc, gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, hiểu biết lịch sử.
Tôn trọng tính đa dạng, sự khác biệt về ý tưởng và quan điểm giữa các cá nhân; tôn trọng triệt để các chuẩn mực đạo đức xã hội, học tập và làm việc vì sự tiến bộ của bản thân, của nhà trường và của xã hội.
Thể hiện tinh thần, ý chí vươn lên đưa Việt Nam ngày càng phát triển; có năng lực hội nhập trong lĩnh vực chuyên môn với cộng đồng xã hội.
Có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp; linh hoạt, có năng lực tư duy sáng tạo.
Có năng lực hiểu biết các lĩnh vực văn hóa, kiến thức xã hội. Có trình độ thẩm mỹ, biết thưởng thức, nhận biết cái đẹp, phê phán cái xấu; có khả năng tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
Mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử văn hóa cho cán bộ quản lý, nhà giáo và người học phù hợp với điều kiện từng đơn vị, phong tục tập quán của địa phương; lứa tuổi, bậc học.
Xem toàn văn dự thảo TẠI ĐÂY