Thứ nhất: Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trong các trường tiểu học để xây dựng, sửa chữa các công trình phụ trợ, mua sắm trang thiết bị học tập, không được vượt quá mức sau:
Khu vực thành thị: 320.000 đồng/học sinh/năm. Khu vực nông thôn: 200.000 đồng/học sinh/năm.
Hỗ trợ cho bảo vệ, vệ sinh các cấp học không được vượt quá mức sau: Khu vực thành thị: 25.000 đồng/học sinh/tháng; khu vực nông thôn: 20.000 đồng/học sinh/tháng.
Các trường mầm non, tiểu học tổ chức học bán trú có tỏ chức ăn, ở cho học sinh, trên tinh thần tự nguyện thỏa thuận giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường, quy định mức thu tiền bán trú (gồm tiền ăn, chất đốt, giáo viên trực buổi trưa, hợp đồng người nấu ăn, phục vụ) không được vượt quá mức sau: Khu vực thành thị: 30.000 đồng/học sinh/ngày; khu vực nông thôn: 25.000 đồng/học sinh/ngày.
Tiền nước uống cho học sinh các cấp học, dùng để chi trả các khoản: trả tiền mua nước uống tinh khiết; thù lao người đun nước; mua thiết bị lọc nước uống trực tiếp; sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống lọc nước uống trực tiếp cho học sinh: Khu vực thành thị: 10.000 đồng/học sinh/tháng; khu vực nông thôn: 8.000 đồng/học sinh/tháng.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhrệm việc quyết định mua nước uống tinh khiết hoặc sử dụng hệ thống máy lọc nước uống trực tiếp phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trong việc sử dụng nước uống cho học sinh đơn vị mình.
Các xã ngoại thành thành phố Nam Định được áp dụng thu theo mức thu của khu vực thành thị.
Tiền đóng góp năm đầu tiên vào nhà trẻ, lớp 1 đầu cấp (mua chăn, gối, đệm, giát giường, tiền mua dụng cụ nhà bếp ăn bán trú... thực hiện theo nguyên tắc thu bù chi) do Hội cha mẹ học sinh thỏa thuận với nhà trường để quy định.
Trông giữ xe đạp, xe đạp điện, xe máy của các học sinh có xe gửi tại các trường học áp dụng theo Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 03/01/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc quy định mức giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Nam Định.