Quy định kỳ quặc: Phạt tiền nếu đi vệ sinh quá 15 phút một lần

Một quy định đi vệ sinh quá 15 phút bị phạt 200 nhân dân tệ (gần 700.000 đồng) đang gây tranh cãi trong cộng đồng mạng Trung Quốc.

Quy định kỳ quặc: Phạt tiền nếu đi vệ sinh quá 15 phút một lần
Quy định kỳ quặc: Phạt tiền nếu đi vệ sinh quá 15 phút một lần ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: zaobao.com.sg)

Theo trang 163, một người dùng weibo đăng tải thông tin cho biết về quy định kỳ quặc trên.

Cô gái này làm việc tại một công ty quảng cáo ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc.

Ngày 25/5, cô phát hiện tên mình xuất hiện trên thông báo nộp phạt của công ty với lý do là vắng mặt trong thời gian làm việc.

Sau khi tìm hiểu tại phòng hành chính, cô mới phát hiện công ty áp dụng quy định mới: thời gian đi vệ sinh quá 15 phút sẽ bị quy là vắng mặt không lý do.

Luật sư Trần Quân, một luật sư của Văn phòng luật An Bác Bắc Kinh, cho rằng việc hạn chế thời gian đi vệ sinh sẽ vi phạm luật lao động nước này.

Luật sư cho rằng đi vệ sinh không những là quyền lợi nghỉ ngơi của người lao động mà còn là quyền cơ bản của con người. Nếu hạn chế thời gian như vậy vô tình sẽ trở thành hành động vi phạm nhân quyền. 

"Công ty này nên suy nghĩ về việc tìm phương pháp khác để nâng cao hiệu suất của nhân viên," Luật sư Trần nói.

Quy định kỳ quặc: Phạt tiền nếu đi vệ sinh quá 15 phút một lần ảnh 2
Thông báo về quy định phạt tiền nếu đi vệ sinh quá 15 phút. (Nguồn: weibo)

Trước đó, một xưởng sản xuất đồ điện tử ở Quảng Đông cũng đã đặt ra quy định phạt tiền lương nếu nhân viên đi vệ sinh quá 400 phút trong 1 tháng./.
Theo Vietnamplus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.