"Thân thế và sự nghiệp Cụ Huỳnh Thúc Kháng"

"Thân thế và sự nghiệp Cụ Huỳnh Thúc Kháng"

(GD&TĐ) - Sáng nay 20-4, tại UBND huyện Tiên Phước, Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thân thế và sự nghiệp Cụ Huỳnh Thúc Kháng”. 

Hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 65 năm ngày mất của Cụ Huỳnh Thúc Kháng (21.4.1947 - 21.4.2012), tham dự Hội thảo có đồng chí Trần Minh Cả, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cùng đông đảo các nhà sử học trong cả nước.
Quan cảnh Hội thảo khoa học “Thân thế và sự nghiệp Cụ Huỳnh Thúc Kháng”
HTKH “Thân thế và sự nghiệp Cụ Huỳnh Thúc Kháng” thu hút đông đảo giới nghiên cứu, nhà sử học

Lịch sử nói về Huỳnh Thúc Kháng đã thể hiện rõ, cách đây 136 năm, trên quê hương Tiên Phước, tại làng Thạnh Bình, Cụ Huỳnh Thúc Kháng-Một bậc đại khoa, một trong những người lãnh đạo phong trào Duy Tân, một chí sĩ hết lòng yêu nước thương dân, Hội trưởng hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã chào đời. 

Cụ Huỳnh là người rất thông minh, hiếu học, là trí thức đất Quảng, được liệt vào hàng “Tứ hổ” của đất địa linh nhân kiệt. Năm 1904 Cụ đỗ Tiến sĩ nhưng không ra làm quan mà cùng với nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp vận động Duy Tân với chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, sau vụ chống thuế nhân dân Trung Kỳ mà Quảng Nam là điểm khởi phát, Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp bắt giam, đầy ra Côn Đảo mãi đến năm 1921 mới được trả tự do. Năm 1926, Cụ ứng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ, được bầu làm Viện trưởng, đến năm 1928 Cụ từ chức và chuyển hướng đấu tranh trên mặt trận Báo chí, làm chủ nghiệm kiêm chủ bút Báo Tiếng Dân. Sau 16 năm hoạt động, Tiếng Dân đã tạo nên diễn đàn bảo vệ nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, thức tỉnh lòng yêu nước, lên án chính sách hà khắc của thực dân Pháp.  

Đến năm 1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời như một luồng sinh khí mới đủ sức làm chuyển biến nhận thức và hành động của nhà nho yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. Cụ nhận lời mời của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh tham gia Chính phủ Liên hiệp, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Hội trưởng Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Khi chủ tịch Hồ Chí Minh đi Pháp năm 1946, Cụ Huỳnh được Bác Hồ tín cẩn ủy nhiệm quyền Chủ tịch nước. Với trọng trách được giao, với kim chỉ nam của tư tưởng “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, Cụ Huỳnh đã sáng suốt, kiên định thực thi những quyết sách đúng đắng, đập tan âm mưu thâm độc của kẻ thù, giữ vững chủ quyền quốc gia dân tộc. 

Nhà sử học Dương Quốc Trung nhận định về Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một gương mặt lịch sử lớn của Việt Nam
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định Cụ Huỳnh Thúc Kháng là gương mặt lịch sử lớn của VN
Tại Hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, Huỳnh Thúc Kháng là một gương mặt lớn của lịch sử cận hiện đại cũng là lịch sử cuộc Cánh mạng Giải phóng dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX và cũng là nhân vật tiêu biểu nhất tạo được cái “gạch nối” lịch sử gắn kết phong trào yêu nước của thế hệ các chiến sĩ Duy Tân với phong trào Cách mạng đặc biệt là với Cương lĩnh chính trị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện một cách cụ thể trong Cương lĩnh của Việt Minh (1941) vào thời điểm những cơ hội lịch sử cho Phong trào Giải phóng Dân tộc Việt Nam xuất hiện khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ (1939-1945). Có thể nói, đó là thời đoạn lịch sử thăng hoa nhất của Huỳnh Thúc Kháng khi Cụ đã gánh vác và cống hiến thật sự cho Cách mạng bằng chính ý chí và tài năng của mình với sự cộng lực của các chiến sĩ Cách mạng và cộng sản - Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Trong báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Thân thế và sự nghiệp Cụ Huỳnh Thúc Kháng” đã nhận được tất cả 91 bài viết từ nhiều trung tâm nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử, văn học và một số ngành khoa học xã hội nhân văn từ Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước trong đó có những tác giả của Quảng Nam và chính quê hương Tiên Phước. Tất cả các bài viết trên xung quanh về nội dung liên quan đến truyền thống quê hương, thân thế Cụ Huỳnh; các nghiên cứu về sự nghiệp và trước tác của Cụ Huỳnh Thúc Kháng. 

Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam. Người Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: "cụ Huỳnh".

Huỳnh Thúc Kháng đỗ thủ khoa của kỳ thi hương năm 1900 (Canh Tý), được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa.

Năm Giáp Thìn (1904), ông đỗ Tiến sĩ. Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm Mậu Thân (1908), rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do.

Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943).

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất tại gia đình chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn.

Hoàng Giang - Quốc Thanh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.