Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo và người lao động đều được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra; hiện tượng tuỳ tiện, vi phạm dân chủ được khắc phục một bước; lượng đơn thư, khiếu nại, tố cáo lên cấp trên giảm đi đáng kể; tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ được phát huy. Nhìn chung, đa số nhà giáo và lao động trong ngành nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo, tôn trọng nhân cách học sinh, sinh viên, thực hiện công bằng trong giáo dục.
Giờ ra chơi của trường tiểu học Thái Phiên (Hải Phòng) |
Phát huy kết quả đạt được từ thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam thống nhất lồng ghép cuộc vận động “Dân chủ hoá trường học” với cuộc vận động “Kỷ cương - Tình trhương - Trách nhiệm” thành cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình trhương - Trách nhiệm” với nội dung sâu rộng hơn. Ngày 18/10/2004, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có công văn số 349/HD-CĐN, hướng dẫn công đoàn giáo dục các cấp tổ chức thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” trong toàn ngành.
Nhiều đơn vị giáo dục và trường học đã đưa ra được chương trình hành động cụ thể, sáng tạo cách làm hay, gắn cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thường - Trách nhiệm” với phong trào thi đua “Hai tốt”, phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào xây dựng đời sống văn hoá trường học, xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá; gắn với các cuộc thi “Giáo viên dạy giỏi”, “cán bộ thư viện giỏi”, “cô giáo tài năng duyên dáng”; gắn với cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động khác để thực hiện nội dung dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Trong 5 năm qua, việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” đã tạo nên động lực tổng hợp góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học ổn đinh, góp phần ổn định chính trị - xã hội trên toàn quốc. Đến nay đã có 59 tỉnh, thành phố, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, so với năm học 2004 - 2005, tăng thêm 40 tỉnh (tăng 210,5%). Hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp học, thiết bị dạy và học, các công trình vệ sinh, tiếp tục được đầu tư theo hướng kiên cố hoá, đồng bộ và hiện đại. Các trường học, nhà công vụ giáo viên tiếp tục được kiên cố hoá, khắc phục cơ bản tình trạng tranh, tre. Hàng vạn nhà giáo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa có chỗ ở. Môi trường sư phạm, xanh - sạch - đẹp, an toàn vệ sinh được tạo dựng, số trường học đạt chuẩn ngày càng tăng, ở tiểu học có 4.696 trường đạt chuẩn, tăng 50,6%; trung học cơ sở có 1.112 trường đạt chuẩn, tăng 414,8%; trung học phổ thông có 145 trường đạt chuẩn, tăng 339,4% (...).