"Hội chứng" Ê kíp

"Hội chứng" Ê kíp

Trong khi Điều 37 của Luật phòng chống tham nhũng mới của nhà nước ta (sửa đổi, bổ sung tháng 12 năm 2005) có đến 4 điều quy định những việc cán bộ, công chức không được làm xoay quanh hiện tượng trên, trong đó có “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước; không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán-tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng do cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó…”.

Hiện tượng xảy ra tại Đăl Lắk có thể coi là "hội chứng" ê kíp khá phổ biến hiện nay. Trong một số lĩnh vực, ê kíp có một ý nghĩa tích cực nào đó. Chẳng hạn, ở lĩnh vực khoa học, sự liên kết của một nhóm tác giả có nhiều phát minh, sáng kiến sẽ đem lại hiệu quả cao trên lĩnh vực nghiên cứu sáng chế, tạo nên những công trình có giá trị cho nhân loại. Ở lĩnh vực kinh tế, đối với những doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm, việc tạo ê kíp từ người quản lý đến người lao động là rất cần thiết để tạo sự đồng bộ của chất lượng sản phẩm, quyết định sự phát triển đi lên của doanh nghiệp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý nhà nước, việc sử dụng cán bộ theo kiểu “ê kíp” rất có thể lại là “mảnh đất màu mỡ” cho tiêu cực, tham nhũng sinh sôi nảy nở. Dựa vào các mối quan hệ thân thích, nhiều người không có đủ trình độ, thực lực có thể chạy chức, chạy quyền. Thậm chí khi đã có chức, có quyền trong tay thì câu kết với nhau làm việc xấu, ai không thuộc ê kíp thì bị đẩy bật ra. Việc sử dụng cán bộ theo kiểu ê kíp như vậy làm giảm sút uy tín của cán bộ, giảm hiệu quả công việc, gây mất niềm tin trong nhân dân. 

Nhân đây, xin viện dẫn một câu chuyện: Đời nhà Trần, Thái sư Trần Thủ Độ là một người nổi tiếng về tài năng, đức độ được vua Trần ghi nhận có công lớn, dựng bia ngay khi còn sống. Một lần, có người cháu của Trần Thủ Độ đến xin một chức quan nhỏ trong triều, Trần Thủ Độ bảo: “Cháu muốn làm quan thì hãy chặt bớt một ngón chân để phân biệt vua quan với thường dân đi đã!” làm người cháu sợ không dám thêm một lời nào. Trong khi đó, chỉ một lần nhìn ra ẩn sắc đặc biệt của Trần Quốc Tuấn, ông đã đưa về đào tạo, huấn luyện để rồi Trần Quốc Tuấn trở thành vị tướng lĩnh đại tài của dân tộc. Câu chuyện của đời trước còn nguyên giá trị đến hôm nay.

“đổi mới công tác quản lý” đi liền “nâng cao chất lượng giáo dục”
“đổi mới công tác quản lý” đi liền “nâng cao chất lượng giáo dục”

Chỉ có thể đổi mới công tác quản lý khi sử dụng đúng người, đúng việc; đúng năng lực, sở trường kinh nghiệm của cán bộ. Như thế, mọi hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước mới thật sự hiệu quả. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, không phải ngẫu nhiên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt vấn đề “đổi mới công tác quản lý” đi liền với “ nâng cao chất lượng giáo dục” khi đề ra nhiệm vụ của năm học 2009-2010.

Thúy Hồng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.