Quốc hội thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội năm 2018

GD&TĐ - Sáng nay (10/11), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018.

Tiếp đến Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018.

Kết quả biểu quyết như sau: có 417/424 đại biểu Quốc tham gia tán thành thông qua Nghị quyết (chiếm 84,93%). Có 6 đại biểu không tán thành thông qua Nghị quyết (chiếm 1,22%); 1 người không biểu quyết (chiếm 0,2%).

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2018 như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% - 6,7%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%.

- Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%.

- Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1% - 1,3%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58% - 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 23% - 23,5%.

- Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 26 giường (không tính giường trạm y tế xã).

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 85,2%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 88%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,6%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).