Quốc hội thông qua Luật Công đoàn sửa đổi

GD&TĐ - Sáng 27/11, với 443/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn sửa đổi; Luật có hiệu lực từ 1/7/2025.

Với 443/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn sửa đổi.
Với 443/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn sửa đổi.

Trước khi thông qua dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi.

Dự Luật tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn.

cong-doam2.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, dự Luật cũng sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ chi của tài chính Công đoàn; bổ sung quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí Công đoàn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn sau khi thống nhất với Chính phủ.

Dự Luật cũng bổ sung trách nhiệm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam định kỳ 2 năm báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn.

Dự Luật cũng quy định thêm trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước, định kỳ 2 năm một lần, thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính Công đoàn và thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

So với Luật hiện hành, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có một số điểm mới cơ bản, như:

Người lao động Việt Nam làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn;

Bổ sung quyền gia nhập và hoạt động Công đoàn tại Công đoàn cơ sở (không có quyền thành lập và không trở thành cán bộ Công đoàn) của người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;

Xác định và phân định rõ “Công đoàn Việt Nam” với “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, quy định rõ 4 cấp Công đoàn.

Luật khẳng định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động”.

Bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn.

Bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn và Chính phủ quy định về các trường hợp này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng Leopard 2A4 Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Clip Leopard 2A4 sập bẫy của chính Kiev

GD&TĐ - Quân đội Nga vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh một chiếc Leopard 2A4 Ukraine bị UAV Nga phá hủy khi bị kẹt trong chiến hào do Ukraine tạo ra.

Minh họa/INT

Đường đi của thịt thối

GD&TĐ - Hôm đầu tháng 1/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước đã bắt giữ một vụ vận chuyển thịt thối vào TPHCM.

Minh họa/INT

Thực chất không hẳn như biểu lộ

GD&TĐ - So với lần Đảng Cộng hòa Mỹ bầu chủ tịch Hạ viện hồi đầu năm 2022 thì cuộc bầu cử vị trí này ngày 3/1 vừa qua là khá suôn sẻ.