Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi

GD&TĐ - Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai sửa đổi từ kỳ họp 6 sang kỳ họp gần nhất.

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Bùi Văn Cường thay mặt Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình.
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Bùi Văn Cường thay mặt Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình.

Sáng 22/11, với 453/459 đại biểu có mặt đồng ý, Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai sửa đổi từ kỳ họp 6 sang kỳ họp gần nhất.

Trước đó, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Bùi Văn Cường thay mặt Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình.

Ông Bùi Văn Cường cho biết, theo chương trình kỳ họp, dự án Luật Đất đai sửa đổi sẽ được biểu quyết thông qua ngày 29/11.

Tuy nhiên, dự Luật vẫn còn một số nội dung, chính sách lớn cần tiếp tục nghiên cứu để thiết kế phương án chính sách tối ưu. Việc rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật cần thêm thời gian.

Từ đó, để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật.

Vì vậy, điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai sửa đổi từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất giúp các cơ quan có thể tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện.

Qua đó, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.

Hầu hết các đại biểu Quốc hội tán thành chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Hầu hết các đại biểu Quốc hội tán thành chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận ngày 3/11, các ĐBQH có các ý kiến khác nhau về nhiều nội dung trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nhiều đại biểu đề nghị do quy định về đất đai tác động sâu sắc đến người dân và nhiều lĩnh vực, nên có thể chưa thông qua ngay tại kỳ họp này. Quốc hội nên có thêm kỳ họp chuyên đề để đánh giá, góp ý.

Một số đại biểu khác như đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) lại đề nghị thông qua dự thảo luật ngay tại kỳ họp, càng sớm càng tốt, để khắc phục những bất cập của Luật Đất đai hiện hành.

Thay mặt cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Vũ Hồng Thanh đã báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Về các vấn đề chung, một số đại biểu băn khoăn về tính thống nhất của hệ thống luật pháp.

Ông Thanh cho biết, có những nội dung chưa thống nhất giữa dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Lâm nghiệp sẽ được xem xét khi sửa Luật Lâm nghiệp.

Tại phiên thảo luận, rất nhiều đại biểu nêu ý kiến thống nhất quy định cho phép Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp dự án đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Về một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi đến các dự án được UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, theo ông Thanh, điều đó sẽ được ghi nhận để xem xét.

Về một số ý kiến băn khoăn chính sách đất đai để thu hút đầu tư nước ngoài, ông Thanh cho biết, thời gian qua thu hút đầu tư nước ngoài tại nước ta vẫn đạt được kết quả tích cực. Nên hướng đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao…

Một số đề xuất của đại biểu đề nghị mở rộng đối tượng Nhà nước thu hồi đất, ví dụ như cho phát triển du lịch, sẽ bám vào quy định của Hiến pháp để xem xét.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.