Bộ trưởng Công an báo cáo Quốc hội về phòng, chống tội phạm

GD&TĐ - Ngày 21/11, Đại tướng Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Công an - Tô Lâm.
Bộ trưởng Bộ Công an - Tô Lâm.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an - Tô Lâm, từ tháng 10/2022 đến hết tháng 9/2023, lực lượng Công an cả nước đã điều tra hơn 39.000 vụ phạm tội; triệt phá hơn 600 băng, nhóm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội.

Các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội đều được khẩn trương làm rõ.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. Toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội về trật tự xã hội, làm 1.200 người chết, hơn 9.400 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 13.200 tỉ đồng (tăng gần 460% so với cùng kỳ).

Nổi lên là tội phạm giết người do thù tức cá nhân, tranh chấp đất đai, tài sản. Nhiều loại tội phạm cũng gia tăng như giả danh mua bán nợ, đòi nợ thuê để cưỡng đoạt tài sản; cướp ngân hàng, tiệm vàng; bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản; lừa đảo trên không gian mạng; chống người thi hành công vụ.

Về án kinh tế, tham nhũng, chức vụ, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, toàn ngành đã điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Trong đó, có 5.700 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, gần 800 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ.

Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, lực lượng chức năng phát hiện nhiều vụ có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng.

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, toàn ngành đã điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, toàn ngành đã điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Tội phạm trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, gây thiệt hại tài sản lớn. Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm diễn ra phức tạp trên địa bàn trọng điểm.

Về án ma túy, toàn ngành đã phát hiện 28.700 vụ, gần 45.900 đối tượng phạm tội; thu giữ 600kg heroin, hơn 1,9 triệu viên ma túy tổng hợp, trên 5 tấn cần sa.

Lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia.

Về giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thời gian tới Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Kịp thời tham mưu với Đảng, Quốc hội các chủ trương, giải pháp bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ.

Tiếp tục tăng cường đấu tranh các loại tội phạm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm...

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chính phủ kiến nghị, đề xuất Quốc hội quan tâm chỉ đạo theo thẩm quyền.

Đề xuất Quốc hội tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực và tổ chức công tác giám sát.

Tăng cường nguồn lực xây dựng lực lượng Công an Nhân dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ