Quốc gia EU đầu tiên trục xuất đại sứ Nga

GD&TĐ - Lithuana đã trở thành quốc gia EU đầu tiên trục xuất đại sứ Nga sau cuộc tấn công quân sự liên tục của Moscow vào Ukraine.

Tòa nhà của Bộ Ngoại giao Nga
Tòa nhà của Bộ Ngoại giao Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Lithuana Gabrielius Landsbergis nói rằng nhà ngoại giao hàng đầu của Vilnius ở Moscow cũng sẽ bị triệu hồi trong những ngày tới.

Cả Lithuania và Latvia trước đó đã thông báo họ có kế hoạch hạ cấp quan hệ ngoại giao với Moscow.

Ông Landsbergis nói với các nhà báo rằng, trước những hành động gây hấn không ngừng của Nga ở Ukraine, chính phủ Lithuania đã đưa ra quyết định hạ cấp tư cách đại diện ngoại giao Nga. Ông nói thêm rằng “Đại sứ Nga sẽ phải rời Lithuania”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của quốc gia Baltic này cũng tiết lộ rằng Lithuania đã thông báo cho các đồng minh EU và NATO về động thái này, kêu gọi họ làm theo. Ngoài ra, ông Landsbergis nói rằng đại sứ Lithuana tại Ukraine sẽ trở lại Kiev sau khi phải rời đi do tình hình an ninh xung quanh thủ đô ngày càng xấu đi.

Hơn nữa, theo quan chức này, chính phủ Litva đang xem xét đóng cửa biên giới với Nga và Belarus.

Ngay sau thông báo của ông Landsbergis, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia, Edgars Rinkevics cho rằng Iga cũng sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Moscow vì “tội các của lực lượng vũ trang Nga ở Ukraine”.

Ông nói thêm rằng “các quyết định cụ thể sẽ được công bố sau khi các thủ tục nội bộ được hoàn thành”. Tuy nhiên, theo báo chí, điều này có nghĩa là Latvia cũng sẽ trục xuất đại sứ Nga và triệu hồi đại sứ của mình khỏi Moscow.

Trước diễn biến trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trả lời rằng “các biện pháp đáp trả sẽ không mất nhiều thời gian”.

Sau khi Nga bắt đầu tấn công quân sự vào Ukraine từ 24/2, Moscow phải hứng chịu nhiều đợt trừng phạt kinh tế từ Mỹ, Canada, Anh, toàn bộ EU, Nhật Bản, Australia và một số quốc gia khác. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào tài sản của ngân hàng trung ương Nga, một số ngân hàng thương mại lớn, toàn bộ ngành công nghiệp cũng như các cá nhân kinh doanh và các quan chức hàng đầu.

Tuy nhiên, các nước Baltic và Ba Lan cho rằng Liên minh châu Âu làm chưa đủ và đang kêu gọi đồng minh tăng cường sức ép đối với Nga.

Thứ 7 tuần trước, Lithuania thông báo họ sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga “từ tháng này”.

Cuối tháng 3, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng tuyên bố sẽ ngừng mua hydrocarbon của Nga vào cuối năm nay.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Diệu kỳ Điện Biên

GD&TĐ - Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những đường chiến hào vây, đánh lấn đã trở thành kỳ tích huyền thoại.