Quay phim điện ảnh – truyền hình, ngành học của người sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật

GD&TĐ - Quay phim là người trực tiếp điều khiển máy quay dưới sự chỉ đạo của các đạo diễn hình ảnh hoặc đạo diễn chính để quay các cảnh quay. Người quay phim là một nghệ sĩ - một người sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Khi bạn theo học ngành này, bạn sẽ được tự do sáng tạo với trí tưởng tượng cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp, của máy móc. Tài năng, sự bền bỉ sáng tạo, lao động cần mẫn sẽ mang đến cho người nghệ sĩ danh tiếng và một cuộc sống có ý nghĩa.

Triển vọng nghề nghiệp

Theo quy hoạch của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, chỉ riêng phân ngành điện ảnh (chưa tính truyền hình), nước ta cần sản xuất ít nhất 40 phim truyện/năm, đến năm 2030 sẽ cần sản xuất trên 70 phim truyện/năm để đảm bảo giữ vững chủ quyền trong nước, không để phim nước ngoài chiếm ưu thế.

Để thực hiện chủ trương này, lĩnh vực đào tạo điện ảnh – truyền hình đòi hỏi phải được mở rộng, tăng cường đào tạo cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ. Số lượng phim đáp ứng hiện nay đang ở mức thấp, chỉ tầm 17–22 phim/năm.

Trong lúc đó, nguồn nhân lực điện ảnh – truyền hình tại nước ta chỉ dựa vào hai đơn vị đào tạo là Đại học Sân khấu – Điện ảnh tại TPHCM và Hà Nội, hầu như không có nguồn bổ sung nào khác, kể cả du học sinh từ nước ngoài về.

Với mong muốn được tham gia hiệu quả vào tiến trình đào tạo đội ngũ điện ảnh – truyền hình, góp phần tăng cường nguồn nhân lực chuyên ngành có chất lượng cho cả nước, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với trình Bộ GD&ĐT đề án về việc mở ngành Quay phim Điện ảnh – Truyền hình, trình độ đào tạo bậc Đại học và được chấp thuận, theo đó năm 2019, Nhà trường sẽ chính thức tuyển sinh ngành Quay phim Điện ảnh – Truyền hình.

ngành học quay phim-diện ảnh-truyền hình đang là một ngành thu hút khá nhiều bạn trẻ
 ngành học quay phim-diện ảnh-truyền hình đang là một ngành thu hút khá nhiều bạn trẻ

Chương trình đào tạo

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ GD&ĐT, chương trình đào tạo Quay phim Điện ảnh – Truyền hình tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được hướng dẫn làm bài tập phóng sự ảnh, thực hành chiếu sáng ngoại và chiếu sáng nội.

Sinh viên được trang bị kỹ năng dàn dựng bố cục khuôn hình và thiết kế các chuyển động máy; được cung cấp kiến thức về các thể loại phim phóng sự và phim tài liệu, có kiến thức cùng năng lực sáng tạo trong quá trình tạo dựng hình ảnh cho phim, nắm vững và thực hành chuẩn xác các quy tắc thu hình trong mọi tình huống kịch khác nhau, thông thạo cách sử dụng ánh sáng, màu sắc trong tạo hình Điện ảnh – Truyền hình, làm chủ kỹ năng sử dụng máy quay và các thiết bị phụ trợ hiện đại.

Ngoài ra, chương trình đào tạo chú trọng hệ thống kiến thức và kỹ năng về tạo hình đối với phim truyện cũng như phim tài liệu; trong đó nổi bật là kỹ thuật – phương pháp thu hình, nghệ thuật thể hiện hình ảnh, kiến thức về kỹ thuật số trong điện ảnh – Truyền hình. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo về kiến thức âm thanh, diễn xuất, dựng cảnh, dựng phim cũng như về các hình thức truyền hình và về mối quan hệ làm việc giữa nhà làm phim với các thành phần khác trong đoàn làm phim.

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo là các đạo diễn, nhà quay phim nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm như NSƯT Hồ Ngọc Xum, Lê Khắc Hoài Nam, NSƯT Nguyễn Tường Phương, các nhà biên kịch Trầm Hương, TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú, Vũ Mạnh Tư (bút danh Gia Vũ) Nhiếp ảnh gia Phạm Kháng Trường…

Nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, Nhà trường đã xây dựng phim trường với diện tích 150m2 được trang bị các thiết bị máy móc âm thanh ánh sáng hiện đại bậc nhất. Đây chính là nơi để sinh viên các ngành Quay phim Điện ảnh – Truyền hình, Diễn viên điện ảnh, Truyền hình, Truyền thông đa phương tiện… thực hành các tác phẩm của mình.

Cơ hội nghề nghiệp

Tốt nghiệp ngành Quay phim Điện ảnh – Truyền hình tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sinh viên có thể làm việc độc lập, khởi nghiệp bằng công ty riêng chuyên làm quảng cáo bằng hình ảnh và truyền thông hoặc có thể làm việc trong các Hãng phim, Đài truyền hình, công ty nhà nước hoặc tư  nhân với vai trò Nhà quay phim hay giảng dạy tại các trường, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo các loại trình độ khác nhau.

Phương thức xét tuyển

1.     Vấn đáp trực tiếp (20 phút)

2.     Chụp 10 tấm hình và ghép thành câu chuyện

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...