Quảng Trị tìm cách tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên

GD&TĐ - Chuẩn bị bước vào năm học mới, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Trị đang tìm mọi cách để tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên khiến một số bộ môn không được triển khai dạy học theo kế hoạch.

Đầu năm học, nhiều địa phương tại Quảng Trị loay hoay giải “bài toán” thiếu giáo viên.
Đầu năm học, nhiều địa phương tại Quảng Trị loay hoay giải “bài toán” thiếu giáo viên.

Nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu dạy học

Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ xảy ra tại một số địa phương như huyện Hướng Hóa, huyện Đakrông, huyện Vĩnh Linh,... Năm học vừa qua, do thiếu giáo viên nên việc dạy học ở nhiều trường gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, tại huyện miền núi Hướng Hóa, một số trường tiểu học thiếu giáo viên, dẫn đến học sinh khối lớp 3, lớp 4 không được học môn Tiếng Anh.

Ông Hoàng Văn Sơ – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa cho biết, địa phương còn thiếu hơn 150 giáo viên. Việc thiếu giáo viên cục bộ tại một số trường gây khó khăn cho hoạt động dạy học. Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa đang tổ chức rà soát lại đội ngũ trên địa bàn để điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, đề xuất cấp trên bổ sung số lượng còn thiếu.

Tương tự, huyện Vĩnh Linh, các trường phổ thông dân tộc bán trú – tiểu học ở địa bàn xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê vì không có giáo viên dạy môn Tin học và Anh văn nên không triển khai dạy theo kế hoạch.

Qua rà soát, cấp tiểu học còn thiếu 25 giáo viên dạy các môn văn hóa và Anh văn, Tin học; bậc THCS thiếu 14 giáo viên dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, tổ hợp Lý-Hóa-Sinh, công nghệ. Ngoài ra, tại các trường hiện chưa có nhân viên y tế học đường và công nghệ thông tin.

Theo đại diện Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh, với đội ngũ giáo viên hiện tại không đảm bảo dạy 2 buổi/ngày theo Chương trình GDPT năm 2018. Nhằm giải quyết tình trạng trên, phòng GD&ĐT đề ra nhiều giải pháp trước mắt: Điều giáo viên dạy tăng cường cho các trường còn thiếu. Tuy nhiên giải pháp điều động giáo viên dạy liên trường tồn tại bất cập, khó khăn do không đảm bảo chế độ, công tác quản lý khó khăn.

Một tiết học của học sinh tại huyện miền núi Hướng Hóa.

Một tiết học của học sinh tại huyện miền núi Hướng Hóa.

Giải pháp cho “bài toán” thiếu giáo viên

Quảng Trị đang thiếu hơn 500 giáo viên ở tất cả cấp học. Trong đó, cấp tiểu học thiếu nhiều nhất, đặc biệt ở 2 môn Tin học và Tiếng Anh. Ngoài ra, nhiều trường còn thiếu giáo viên ở môn Mỹ thuật và Âm nhạc.

Cụ thể, năm học 2021 - 2022, có 115/149 trường học trên địa bàn có dạy môn Tin học và có 44 trường không có giáo viên Tin học. Còn với môn Tiếng Anh, có 7 trường tiểu học chưa có giáo viên, trong đó ở huyện Vĩnh Linh có 3 trường, Hướng Hóa có 4 trường. Năm học 2022 - 2023, 2 môn trên là bắt buộc, nên việc thiếu giáo viên trở thành vấn đề đau đầu với ngành Giáo dục.

TS Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, ngành đang tổ chức rà soát lại đội ngũ giáo viên trên địa bàn, dự kiến hoàn tất trước ngày 31/8. Từ đó, sở GD&ĐT sẽ đề xuất với Sở Nội vụ tuyển dụng các chỉ tiêu biên chế được giao cho phù hợp. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành Giáo dục Quảng Trị, chỉ tiêu biên chế được giao ít trong khi số lượng giáo viên thiếu nhiều. Hơn nữa, chỉ tiêu tinh giản biên chế được giao “rất căng”, nên càng khó khăn hơn.

“Ngành Giáo dục đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các đơn vị liên quan trước mắt cho cơ chế hợp đồng giáo viên, phân bổ chỉ tiêu biên chế và giảm chỉ tiêu tinh giản biên chế để giải quyết tình trạng khó khăn nêu trên”, TS Lê Thị Hương nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.