Quảng Ninh: Xây dựng hoành tráng trên đất rừng, khu du lịch sinh thái rộng hàng nghìn mét vuông vẫn chưa được cấp phép

GD&TĐ - Khu du lịch sinh thái rộng tới hàng nghìn mét vuông đã tổ chức đón khách rầm rộ nhiều năm nay tuy nhiên vẫn chưa được cấp phép.

Khu du lịch rộng 4.000 ha nằm trên đất rừng
Khu du lịch rộng 4.000 ha nằm trên đất rừng

Khu du lịch suối Đá Bàn (tổ 5, phường Việt Hưng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) thuộc công ty TNHH HTV Phát triển sinh thái xanh Hạ Long, giám đốc là Nguyễn Thanh Tùng (SN 1993). Toàn bộ khu đất trước đây thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Đào. Đến tháng 12/2003, bà Đào chuyển nhượng đất cho ông Nguyễn Văn Tuấn (bố anh Nguyễn Thanh Tùng).

Theo ghi nhận của phóng viên, khu du lịch suối Đá Bàn được đánh giá là một điểm du lịch hấp dẫn với diện tích rộng tới hơn 4.000 ha. Vị trí khu du lịch vừa vặn nằm giữa cánh rừng xanh mướt cùng một con suối tự nhiên chảy qua.

Tại đây, chủ đầu tư đã xây dựng nhiều công trình hoành tráng, kiên cố với nhiều kiểu kiến trúc độc đáo cùng khu nhà ăn rộng rãi, phòng nghỉ phục vụ đầy đủ cho khách. Thậm chí, con đường đi cũng được đầu tư 4 hồ nước xung quanh đi kèm với những chiếc cầu nhỏ với kiến trúc cầu kì bắc qua.

Đường đi trong khu du lịch được bao quanh bởi nhiều hồ nước được kè đá cẩn thận
 Đường đi trong khu du lịch được bao quanh bởi nhiều hồ nước được kè đá cẩn thận

Điều đáng nói, để phục vụ viêc xây dựng một công trình lớn như vậy người ta phải bạt đi cả một khoảng rừng lớn. Ngay cả dòng suối tự nhiên trước đây phục vụ nông nghiệp cũng bị ngăn dòng để làm bể bơi phục vụ khách.

Không riêng việc bạt rừng để xây dựng, khu du lịch sinh thái “chui” trên được hình thành, đi vào hoạt động đã nhiều năm nay nhưng mãi đến tận ngày 5/11/2018, chủ nhân là công ty TNHH HTV phát triển sinh thái xanh Hạ Long mới có văn bản đề nghị về việc xin chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập qui hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối Đá Bàn Hạ Long gửi tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Theo người dân địa phương, giá vé vào cổng tại đây được bán với giá 20.000 đồng/người lớn, 15.000 đồng/trẻ em, riêng phòng nghỉ dao động từ 300.000 đến 500.000 đồng/phòng qua đêm tùy theo loại phòng. Riêng ăn uống nếu khách có nhu cầu nhà hàng sẽ phục vụ tận tình.

Trước việc xây dựng khu du lịch sinh thái “chui” nói trên, UBND phường Việt Hưng (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết từ năm 2003 đến 2015, gia đình ông Tuấn đã tự đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình như: nhà ở, nhà phục vụ kinh doanh, nhà tạm, bể bơi và các công trình kiến trúc khác tại đây.

Bảng giá vé vào cửa được đăng trên mạng, ảnh: internet

Bảng giá vé vào cửa được đăng trên mạng, ảnh: internet

Một lãnh đạo phường Việt Hưng cũng xác nhận việc chủ nhân khu du lịch ngăn dòng chảy của suối tự nhiên để làm hồ bơi phục vụ khách. Bên cạnh đó, chủ khu du lịch đang trình hồ sơ xin cấp sổ đỏ lên chính quyền và đợi được chấp thuận

Giải thích việc khu du lịch đậy xây dựng hoành tráng, quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội, thậm chí được giới thiệu cả trên báo địa phương có từng xử lý vị phạm thì vị lãnh đạo này cho rằng, do chủ nhân của khu du lịch chỉ xây nhà tạm nên phường không xử lý. Ngoài ra, khu du lịch trên rất vắng khách, thu không đủ chi, thậm chí không đủ trả lương bảo vệ…

Cũng theo vị lãnh đạo trên, Phó chủ tịch UBND thành phố cùng cơ quan chức năng…đã vào cuộc kiểm tra, yêu cầu UBND xã báo cáo vụ việc cụ thể.

Liên quan đến vụ việc này, một Phó chủ tịch TP. Hạ Long cho biết, thành phố sẽ kiểm tra, xác định cụ thể. Phát hiện công trình nào xây dựng không phép sẽ tiến hành cưỡng chế. Đồng thời thành phố cũng thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra toàn bộ qui trình, thủ tục từ đất đai cho đến các thủ tục khác tại khu du lịch này. Sau đó sẽ có hướng xử lý cụ thể theo đúng qui định của pháp luật. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.