Quảng Ninh dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 5

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh vừa tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú (TP Uông Bí) vận dụng sơ đồ tư duy trong phần thực hành tìm hiểu nghề nghiệp.
Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú (TP Uông Bí) vận dụng sơ đồ tư duy trong phần thực hành tìm hiểu nghề nghiệp.

Thực hiện quy trình biên soạn tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, để có cơ sở từ thực tiễn dạy và học nhằm hoàn thiện nội dung biên soạn tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 của tỉnh. Trong hai ngày 4 và 5/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 5.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 tỉnh Quảng Ninh có 8 chủ đề. Việc thực nghiệm được tổ chức tại 4 trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh gồm: Trường Tiểu học Cẩm Trung, Trường Tiểu học Cẩm Thủy (TP Cẩm Phả); Trường Tiểu học Lê Lợi, Trường Tiểu học Trần Phú (TP Uông Bí) và được thực hiện 7 tiết với 3 chủ đề: Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ninh; Những bài hát hay dành cho thiếu nhi Quảng Ninh và Trải nghiệm nghề nghiệp tại địa phương.

Nhìn chung, giáo viên được phân công thực nghiệm các chủ đề trong tài liệu đã có sự chuẩn bị rất kĩ. Nhiều hoạt động học tập được giáo viên thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm khai khác và truyền tải các mạch nội dung của tài liệu đến với học sinh; đáp ứng năng lực, phẩm chất cần đạt đối với học sinh lớp 5.

Sau mỗi tiết dự giờ thực nghiệm, Hội đồng họp đánh giá ưu điểm và hạn chế chủ đề được thực nghiệm một cách chân thực và sát với thực tế giảng dạy. Rất nhiều ý kiến đáng chú ý được đưa ra và thống nhất tại các buổi họp. Đặc biệt năm nay Hội đồng lấy ý kiến từ đại diện các em học sinh các lớp thực nghiệm để có thêm nguồn thông tin thực tế hơn từ người học.

Trải qua hai ngày làm việc, Hội đồng đã tiếp thu và ghi nhận những ý kiến đóng góp từ những thành viên tham dự tiết dạy thực nghiệm; từ giáo viên trực tiếp giảng dạy và từ các em học sinh. Cùng với những ý kiến tham gia xây dựng của các sở ban ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; các tiết dạy thực nghiệm, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chuyển góp ý tới Ban Biên soạn tài liệu để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện các chủ đề trong tài liệu một cách tốt nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ