Quảng Nam chi gần 150 tỷ đồng thực hiện chương trình sữa học đường

GD&TĐ - UBND tỉnh Quảng Nam đã có kế hoạch chi gần 152 tỷ đồng cho Chương trình sữa học đường.

Học sinh huyện miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam uống sữa. Ảnh tư liệu
Học sinh huyện miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam uống sữa. Ảnh tư liệu

UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình sữa học đường từ năm học 2022 - 2023 đến hết năm học 2025 - 2026.

UBND tỉnh Quảng Nam hay, mục đích thực hiện Chương trình sữa học đường nhằm tăng thêm nguồn dinh dưỡng hợp lý, an toàn, lành mạnh bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em.

Theo đó, đối tượng áp dụng là trẻ em mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn Quảng Nam (theo Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ).

Cụ thể, từ năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026, mỗi ngày trẻ sẽ được uống 1 hộp sữa 180ml, uống 5 lần/tuần trong thời gian đủ 9 tháng/năm học.

Tổng kinh phí để thực hiện chương trình này là 151,9 tỷ đồng; trong đó kinh phí mua sữa khoảng 150 tỷ đồng.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Ban chỉ đạo Chương trình sữa học đường triển khai thực hiện chương trình. Đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chương trình sữa học đường ở các địa phương.

Sở GD&ĐT là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện chương trình; tham mưu xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc thực hiện chương trình. Làm đầu mối tiếp nhận, tổ chức triển khai thực hiện chương trình;

Tổ chức mua sắm, phân bổ nguồn sữa cấp cho các trường theo đúng kế hoạch, dự trù, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định... Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Y tế giám sát, kiểm tra chất lượng sữa và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.