Quảng cáo trái phép về sản phẩm hỗ trợ tiểu đường

GD&TĐ - Trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép về loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe DK-Betics. Nếu không cảnh giác, người bệnh có thể rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Một số trang web bán hàng cho rằng, DK-Betics là sản phẩm uy tín nhất, giá thành hợp lý nhất, 
là sản phẩm duy nhất chiết xuất từ cây thìa canh lá to tại Việt Nam.
Một số trang web bán hàng cho rằng, DK-Betics là sản phẩm uy tín nhất, giá thành hợp lý nhất, là sản phẩm duy nhất chiết xuất từ cây thìa canh lá to tại Việt Nam.

“Hô biến” chất lượng sản phẩm DK-Betics

Theo thông tin được công bố tại cổng thông tin của Bộ Y tế, DK-Betics là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 7615/2020/ĐKSP. Sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược khoa chịu trách nhiệm phân phối, tiếp thị. Nhà máy Dược phẩm DKPharma - Chi nhánh Bắc Ninh Công ty Cổ phần Dược khoa là đơn vị sản xuất. Giá sản phẩm DK-Betics từ 1 - 1,7 triệu đồng cho thời gian sử dụng từ 3 - 5 tháng.

Theo một số thông tin trên nền tảng Internet, DK-Betics là sản phẩm tốt nhất hiện nay dành cho người tiểu đường do PGS.TS Trần Văn Ơn và Bộ môn Thực vật, Đại học Dược Hà Nội nghiên cứu. Sản phẩm được chiết xuất từ dây thìa canh lá to, cho hiệu quả chữa bệnh tiểu đường gấp nhiều lần so với dây thìa canh lá thường.

Nhiều trang web quảng cáo trên Google còn khẳng định, DK-Betics là sản phẩm uy tín nhất, giá thành phù hợp nhất, là sản phẩm duy nhất chiết xuất từ dây thìa canh lá to...

Trên một số trang web như daythiacanhlato.store, dk.pharmart.vn... sử dụng nhiều chia sẻ của người bệnh về sản phẩm DK-Betics có tác dụng điều trị bệnh, sử dụng trong thời gian 6 tháng. Trên Facebook, sản phẩm DK-Betics cũng được quảng cáo có thể “X2 tác dụng điều trị tiểu đường”.

PV Báo Giáo dục và Thời đại đã liên hệ bằng điện thoại đến một số trang bán sản phẩm DK-Betics, nhân viên bán hàng cho biết. Khách hàng có thể mua sản phẩm trực tiếp bằng cách gọi theo số hotline bán hàng, mua tại số 9, Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phía nhân viên bán hàng hướng dẫn, sản phẩm DK-Betics có 2 loại, loại chiết xuất từ cây thìa canh thường và loại chiết xuất từ thìa canh lá to. Sản phẩm có thể dùng chung với thuốc tây. Người bị tiểu đường tuýp 1, 2 đều sử dụng hiệu quả. Khi sử dụng DK-Betics có thể giảm dần liều dùng thuốc tây cho đến khi đường huyết trở lại bình thường.

Quảng cáo sản phẩm DK-Betics có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường tràn lan trên mạng xã hội.
Quảng cáo sản phẩm DK-Betics có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường tràn lan trên mạng xã hội.

Quảng cáo trái quy định

Theo Công ty Cổ phần Dược khoa, các quảng cáo có dấu hiệu gian dối tràn lan trên mạng về sản phẩm DK-Betics không phải do đơn vị này thực hiện.

Ngày 11/11, đại diện đơn vị này cho biết: Hiện, đơn vị này có các trang web và page chính thức bao gồm: “Trang web công ty: http://dkpharma.vn/. Trang web sản phẩm: https://dkbetics.com/. Fanpage công ty: https://www.facebook.com/DuocKhoaPharma. Fanpage sản phẩm: https://www.facebook.com/dkbetics.

Trong thời gian vừa qua, có một số nhãn hàng, công ty khác lợi dụng uy tín của Dược khoa và hình ảnh thầy Trần Văn Ơn để quảng cáo bán hàng.

Dược khoa cũng đã thông qua rất nhiều cơ quan báo chí để thông tin đến người tiêu dùng về việc này”. Sau khi Báo Giáo dục và Thời đại gửi thông tin xác minh đến Công ty Cổ phần Dược khoa, một số trang web đã dừng hoạt động.

Việc xuất hiện nhiều quảng cáo sản phẩm DK-Betics có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường là trái với các quy định của pháp luật và có thể khiến người tiêu dùng rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:

Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo. Trong khi đó, tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định: Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Theo chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải, Công ty Luật Thái Hà, pháp luật đã có quy định và có các chế tài cụ thể đối với lĩnh vực quảng cáo thực phẩm chức năng. Trước khi quảng cáo, các đơn vị phải được cơ quan chức năng cấp giấy và phải thực hiện dựa trên giấy phép đã được cấp.

Ngoài các quy định như Nghị định 181/2013/NĐ-CP, Luật Quảng cáo, Nghị định 15/2028/NĐCP thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nghiêm cấm các hành vi quảng cáo sai lệch.

Điều 10, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ: Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Nhiều người cho rằng, cơ quan chức năng cần làm rõ những thông tin liên quan đến quảng cáo sản phẩm DK-Betics để đưa ra khuyến cáo cho người tiêu dùng được biết, tránh mua phải hàng nhái, hàng giả (nếu có).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.