Cảnh giác với những quảng cáo thuốc trị Ebola

Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ kêu gọi cảnh giác với những sản phẩm bán trên mạng được quảng cáo là có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh Ebola.

Cảnh giác với những quảng cáo thuốc trị Ebola

Cảnh báo của FDA được đưa ra dựa trên báo cáo của Bộ trưởng y tế Nigeria, Onyebuchi Chukwu, cho biết 8 bệnh nhân Ebola ở Lagos, thủ đô nước này, sẽ được điều trị bằng một phương pháp thử nghiệm có tên là bạc nano.

Erica Jefferson - Phát ngôn viên của FDA - cho biết không thể cung cấp thông tin về sản phẩm mà Bộ trưởng Y tế Nigieria nói tới. FDA cũng không chỉ đích danh sản phẩm nào đang bị cảnh báo.

Bạc đã từng được dùng làm chất kháng khuẩn trong nhiều thế kỷ. Các tiểu phân bạc nano, mặc dù còn nhiều tranh cãi, song đã có mặt trong nhiều sản phẩm tiêu dùng như tất (vớ) và chăn đệm để giúp khử mùi do vi khuẩn và nấm mốc gây ra.

Cục Bảo vệ môi trường Mỹ coi bạc nano là một chất diệt côn trùng. Các nhà sản xuất những sản phẩm chứa chất này phải đăng ký.

Bạc nano đôi khi cũng được bán trên mạng như một loại thực phẩm chức năng, mặc dù các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã thấy rằng bạc nano có thể thâm nhập và phá hủy tế bào.

FDA cho biết đã nhận được những khiếu nại của người tiêu dùng về quảng cáo thuốc Ebola. 

Cơ quan này tuyên bố: “Những cá nhân tiếp thị những sản phẩm lừa dối và chưa được cấp phép phải chỉnh sửa hoặc xóa bỏ những quản cáo này ngay lập tức, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định”.

Cho đến nay dịch Ebola ở Tây Phi đã làm 1.069 chết. Phần lớn ở Guinea, Sierra Leone và Liberia. Nigeria đã xác nhận 10 trường hợp bệnh và 4 ca tử vong.

Theo Dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khó khăn từ chính sách nhập cư ảnh hưởng tới các trường học Anh.

Anh siết chặt chính sách du học

GD&TĐ - Anh sẽ siết chặt các chính sách du học nhằm kiểm soát chặt chẽ số lượng người nhập cư trong bối cảnh dân số tăng cao.

Hiện trường vụ sạt lở.

Sạt lở đất ở Lào Cai

GD&TĐ - Vụ sạt lở đất xảy ra tại phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa (Lào Cai), khiến 1 người tử vong.

Ảnh minh họa INT.

Đi làm sớm, tốt nghiệp muộn

GD&TĐ - Trung bình một khóa đào tạo ở các trường đại học hiện chỉ có khoảng phân nửa tốt nghiệp đúng hạn...