Quảng Bình nước ngập mênh mông, thầy cô chèo đò vào trường chống lũ

GD&TĐ - Mưa lớn kéo dài trong mấy ngày qua làm nước từ các con sông, suối dâng cao đã làm nhiều nơi tại tỉnh Quảng Bình giao thông bị chia cắt, các hộ dân, trường học… chìm trong biển nước.

Giáo viên Trường mầm non Kiến Giang (Lệ Thuỷ - Quảng Bình) chèo đò vào trường để chống lũ.
Giáo viên Trường mầm non Kiến Giang (Lệ Thuỷ - Quảng Bình) chèo đò vào trường để chống lũ.

Lúc 10h ngày 9/10, tin từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, toàn tỉnh Quảng Bình có 12.616 ngôi nhà bị ngập lụt, trong đó đáng chú ý là tại “rốn lũ” Tân Hoá (Minh Hoá – Quảng Bình) có 550 ngôi nhà bị ngập sâu từ 1-2,5m, các trường học, trụ sở làm việc ngập sâu trên 1m.

Tuyến đường liên xã ở huyện Quảng Ninh bị ngập trong nước
Tuyến đường liên xã ở huyện Quảng Ninh bị ngập trong nước
Tuyến đường huyết mạch dẫn vào trung tâm Thị trấn Kiến Giang (Lệ Thuỷ) bị ngập nước từ trưa ngày 8/10.
Tuyến đường huyết mạch dẫn vào trung tâm Thị trấn Kiến Giang (Lệ Thuỷ) bị ngập nước từ trưa ngày 8/10.

Đối với hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, mưa lớn diễn ra phức tạp trong mấy ngày qua đã làm ngập 4.338 nhà/13 xã, thị trấn của huyện Quảng Ninh. Nhiều nơi  ngập sâu từ 0,5 – 1,0m và 01 trụ sở chính quyền xã Trường Sơn. Tại huyện Lệ Thủy có 7.650 hộ bị ngập nước tại các xã: Liên Thủy, Xuân Thủy, An Thủy, TT Kiến Giang, Lộc Thủy, Phú Thủy, Mỹ Thủy, Hồng Thủy,…

Nhiều hộ dân sống ven sông của huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ chịu cảnh ngập lụt do nước sông dâng cao
Nhiều hộ dân sống ven sông của huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ chịu cảnh ngập lụt do nước sông dâng cao
Người dân đưa thuyền nhỏ lên bờ tránh lũ
Người dân đưa thuyền nhỏ lên bờ tránh lũ
Mua bán thực phẩm trong lũ
Mua bán thực phẩm trong lũ
Người dân đánh cá ở những vùng bị ngập lụt
Người dân đánh cá ở những vùng bị ngập lụt

Các tuyến đường chính, đường tỉnh lộ và đường liên thôn, liên xã của huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh đang bị ngập trong nước, nhiều thôn, làng…, người dân đã và đang phải di chuyển bằng thuyền đơn để phục vụ sinh hoạt.

Trường mầm non xã Tân Hoá (Minh Hoá - Quảng Bình) chìm trong nước lũ
Trường mầm non xã Tân Hoá (Minh Hoá - Quảng Bình) chìm trong nước lũ
Giáo viên cùng nhau di chuyển đồ dùng cho các em học sinh lên cao tránh lũ
Giáo viên cùng nhau di chuyển đồ dùng cho các em học sinh lên cao tránh lũ
Thu dọn đồ chơi ngoài trời của học sinh
Thu dọn đồ chơi ngoài trời của học sinh

Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các địa phương đã chủ động sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Phân công cụ thể cán bộ trực tiếp chỉ đạo các xã, các thôn, bản; đặc biệt là những vùng thường xuyên bị chia cắt, những vùng thường bị ngập sâu hoặc có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Chủ động chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết khác cho nhân dân các vùng có nguy cơ bị chia cắt, vùng ngập sâu, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống và các vùng dân cư khác, đề phòng bị chia cắt lâu dài...

Trường học bị chìm trong nước lũ
Trường học bị chìm trong nước lũ

Tập trung lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”, chủ động đối phó và khắc phục hậu quả. Các xã, phường, thị trấn triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông nhất là qua các khu vực ngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho người và phương tiện đi qua những khu vực nguy hiểm.

Người dân xã Tân Hoá ở nhà bè tránh lũ
Người dân xã Tân Hoá ở nhà bè tránh lũ
Mưa lũ làm cuốn các loại cây gỗ, rác rưởi tấp vào ven bờ của sông Nhật Lệ đoạn Tp. Đồng Hới
Mưa lũ làm cuốn các loại cây gỗ, rác rưởi tấp vào ven bờ của sông Nhật Lệ đoạn Tp. Đồng Hới

Rà soát, kiểm tra phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển, hạ lưu các hồ đập; vùng thấp trũng, khu vực ngập úng đô thị để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi có yêu cầu khẩn cấp; tuyên truyền nhắc nhở, kiên quyết không để nhân dân vớt củi, bắt cá, lội qua khe, suối… khi đang có mưa lũ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em gái Pakistan phải làm ruộng thay vì được đi học.

Bất bình đẳng giáo dục tại Pakistan

GD&TĐ - Pakistan đối mặt với khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng, khi hơn 26 triệu trẻ em không được đến trường, phần lớn ở các vùng nông thôn.