Quan xưởng triều Nguyễn qua Châu bản

GD&TĐ - Ngày 25/4, Triển lãm Quan xưởng triều Nguyễn qua Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới khai mạc tại Trường Lang, Đại Cung Môn, Đại Nội Huế và Triển lãm Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Lễ cắt băng khai mạc triển lãm
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm

Triển lãm giới thiệu 50 Châu bản (văn bản hành chính dưới triều Nguyễn) đề cập đến hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Quan xưởng triều Nguyễn trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công và tổ chức sản xuất trong các lĩnh vực chế tác đồ ngự dụng, đúc tàu, đóng tàu thuyền, sản xuất vũ khí và vật liệu xây dựng....

Đây cũng được xem là kho lưu trữ tư liệu văn thư hành chính của nhà Nguyễn trên mọi lĩnh vực của xã hội đương thời.

Triển lãm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế giới thiệu các hiện vật kết hợp với tài liệu Châu bản và các tư liệu có giá trị khác.

Thông qua hệ thống tài liệu và hiện vật gốc, từ góc độ sử liệu, Ban tổ chức cung cấp thêm nhiều bằng chứng xác thực về hoạt động của Quan xưởng triều Nguyễn, một trong những thành phần quan trọng góp phần xây dựng nên di sản văn hoá cung đình Huế.

Hình ảnh tại triển lãm
Hình ảnh tại triển lãm 

Phát biểu khai mạc Triển lãm, ông Nguyễn Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Để có được 2 cuộc triển lãm này, ngoài sự nỗ lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn có sự hợp tác có hiệu quả của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước trong việc lựa chọn cung cấp các Châu bản, biên soạn nội dung đầy đủ, chuẩn xác. Đây là yếu tố tiên quyết để làm nên 2 Triển lãm.

Các khách mời tham gia triển lãm
Các khách mời tham gia triển lãm 

Ông Nguyễn Văn Vị - cháu nội nghệ nhân Nguyễn Văn Khả (1875-1964), một trong những "Đệ nhất xảo thủ" thời vua Khải Định chia sẻ: "Hậu duệ ngày nay không còn theo nghề này nhưng gia đình vẫn luôn tự hào về nghề của ông cha".

Gia đình ông còn lưu giữ được rất nhiều Bằng khen của triều đình và của Pháp tặng nghệ nhân Nguyễn Văn Khả. Tuy nhiên do điều kiện gia đình bảo quản các tài liệu này chưa tốt nên hiện nay đang bị hư hỏng xuống cấp.

Ông Nguyễn Văn Vị bày tỏ nguyện vọng được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hỗ trợ tu bổ bảo quản các tài liệu này.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 25/8/2019.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.