Quan tâm xây dựng trường, lớp học có thể ứng phó, phòng chống thiên tai

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Tham gia đoàn công tác có các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Bộ GD&ĐT và Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Trung ương.

Phía TP Cần Thơ có ông Ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND thành phố; đại diện các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ.

Báo cáo tình hình thiên tai trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: Trên địa bàn thành phố hằng năm đều xảy ra các loại thiên tai chủ yếu như sạt lở bờ sông, lốc xoáy, ngập lụt, sét đánh… Trong những thiên tai này, thiệt hại do sạt lở bờ sông và lốc xoáy là chủ yếu, gây thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản.

Trong 7 tháng đầu năm 2019, TP Cần Thơ xảy ra 17 đợt lốc xoáy làm sập 20 căn nhà, tốc mái 106 căn, làm 1 người bị thương, thiệt hại hơn 1,6 tỉ đồng. Có 21 điểm sạt lở làm sạt hoàn toàn 7 căn nhà, 21 căn bị ảnh hưởng, tổng chiều dài sạt lở 486m, thiệt hại hơn 12 tỷ đồng; có 1 vụ sét đánh làm chết 1 người, bị thương 1 người, ước tổng thiệt hại do thiên tai gây ra gần 15 tỷ đồng.

Ngành giáo dục đã chỉ đạo sâu sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai có hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Đặc biệt là dạy học lồng ghép các nội dung về biến đổi khí hậu, giáo dục môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, giáo dục kỹ năng sống, xóa mù bơi cho học sinh… Trong những năm qua, ngành GD&ĐT TP Cần Thơ không bị thiệt hại về con người hoặc tài sản do thiên tai gây nên.

Đối với ngành GD&ĐT, ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho biết: Công tác phòng, chống thiên tai được ngành giáo dục thành phố và các cơ sở giáo dục đặc biệt quan tâm. Công tác tuyên truyền phòng, chống thiên tai đến cán bộ, giáo viên, học sinh, cộng đồng được ngành giáo dục thực hiện tốt, triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp về công tác phòng, chống thiên tai.

Công tác quy hoạch, xây dựng các cơ sở GD&ĐT phù hợp với đặc điểm thiên tai, sự cố của địa phương bảo đảm an toàn giúp nhân dân tránh trú khi có thiên tai, thảm họa xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Theo ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ: Thành phố luôn quan tâm công tác phòng, chống thiên tai, triển khai đến tận các quận, huyện, xã phường. Thời gian qua đã tăng cường diễn tập phòng chống thiên tai, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai theo phương án “bốn tại chỗ”, “ba sẵn sàng”… Tuy nhiên, tình hình thiên tai trên địa bàn thành phố ngày càng phức tạp, đặc biệt là giông lốc và sạt lở. Thiên tai ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc 

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ghi nhận sự chỉ đạo sâu sát của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ. Ban Chỉ huy đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công rõ từng đơn vị phối hợp thực hiện phong, chống thiên tai. Thời gian qua Cần Thơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở, giông lốc, nhưng với sự chủ động đã giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản.

Thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị TP Cần Thơ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống thiên tai; xác định phòng là chính, song song với công tác dự báo, dự tính. Đẩy mạnh các giải pháp công trình và phi công trình; xã hội hóa, huy động nguồn lực chăm lo công tác phòng, chống thiên tai.

Ngành Giáo dục thành phố quan tâm xây dựng ý thức, kiến thức phòng chống thiên tai cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Quan tâm xây dựng trường, lớp học có thể ứng phó, phòng chống thiên tai.

Từ năm 2010 - 2018, tại TP Cần Thơ thiên tai làm 59 người chết, 21 người bị thương, 559 căn nhà bị sập, hư hại, 1.441 căn nhà bị tốc mái, xiêu vẹo, 6.738m đất bị sạt lở… Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 315 tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.