Quận Nam Từ Liêm và huyện Mỹ Đức chung tay phát triển giáo dục

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm và Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức vừa kí kết biên bản ghi nhớ cùng phát triển giáo dục giai đoạn 2022-2025.

Đại diện ngành Giáo dục quận Nam Từ Liêm tặng quà đỡ đầu cho các em học sinh đặc biệt khó khăn của huyện Mỹ Đức với tổng số tiền 240 triệu đồng.
Đại diện ngành Giáo dục quận Nam Từ Liêm tặng quà đỡ đầu cho các em học sinh đặc biệt khó khăn của huyện Mỹ Đức với tổng số tiền 240 triệu đồng.

Trường giúp trường

Bà Nguyễn Thị Hương - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm thông tin, đơn vị đã triển khai kế hoạch phối hợp tổ chức phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022-2025 giữa Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm và Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức.

Những năm qua, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quận Nam Từ Liêm luôn được các cấp quan tâm đặc biệt nên phát triển cả về số và chất lượng, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu.

Hai Phòng GD&ĐT đã báo cáo UBND quận, huyện về Kế hoạch phối hợp tổ chức phong trào. Thành lập tổ công tác xây dựng thực hiện kế hoạch hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn cho các đơn vị nhà trường gặp khó khăn về đội ngũ và chất lượng chuyên môn.

Mỗi cấp học tại quận Nam Từ Liêm và huyện Mỹ Đức thành lập 1 tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, giao việc cho các thành viên để thực hiện tốt khâu phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý cho các đơn vị bạn gặp khó khăn về đội ngũ và chất lượng chuyên môn.

Hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa hai quận - huyện được thực hiện liên tục.

Hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa hai quận - huyện được thực hiện liên tục.

Thực hiện phong trào, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tham mưu UBND quận Nam Từ Liêm và UBND huyện Mỹ Đức đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Huy động nguồn lực trong và ngoài trường để hỗ trợ các trường khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Các trường tập trung một số nội dung như: Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học; dạy học tích hợp liên môn; dạy học trải nghiệm, sáng tạo; phát triển văn hóa đọc; xây dựng trường học hạnh phúc, an toàn, văn minh, thân thiện... Chỉ đạo, hướng dẫn các trường chủ động tổ chức hoạt động kết nối, chia sẻ, hỗ trợ nhau cùng phát triển, giúp đỡ học sinh khó khăn.

Nhà giáo quận Nam Từ Liêm đỡ đầu học sinh hoàn cảnh khó khăn huyện Mỹ Đức giai đoạn 2022-2025 với tổng số tiền 240 triệu đồng; tặng 2 suất quà cho giáo viên và học sinh đặc biệt khó khăn huyện Mỹ Đức mỗi suất 10 triệu đồng; đỡ đầu học sinh hoàn cảnh khó khăn quận Nam Từ Liêm với tổng số tiền 129 triệu đồng.

Các em học sinh Trường THCS Tây Mỗ trong giờ dạy chuyên đề Ngữ văn 6.

Các em học sinh Trường THCS Tây Mỗ trong giờ dạy chuyên đề Ngữ văn 6.

"Việc phối hợp triển khai phong trào nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo mỗi cán bộ, giáo viên để có những giải pháp hiệu quả giúp đỡ học sinh khó khăn trong học tập. Các thầy cô đăng kí những chuyên đề phù hợp với nhu cầu cần bồi dưỡng cho học sinh theo từng bộ môn. Tổ công tác xây dựng kế hoạch bố trí sắp xếp phù hợp với thời gian và điều kiện cụ thể để triển khai thực hiện với nhiều hình thức linh hoạt phong phú", bà Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.

Phát huy năng lực phẩm chất học sinh

Giờ dạy chuyên đề Ngữ văn 6 của cô giáo Đào Thị Yến - Trường THCS Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

Giờ dạy chuyên đề Ngữ văn 6 của cô giáo Đào Thị Yến - Trường THCS Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

Sáng 30/3, tại Trường THCS Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức chuyên đề Ngữ văn 6: “Phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh qua hoạt động nói và nghe” dưới sự hướng dẫn của cô giáo Đào Thị Yến. Đây là một trong số các hoạt động nhằm cụ thể hóa phong trào.

Tiết dạy chuyên đề kết thúc, các đại biểu cùng nhau thảo luận rút kinh nghiệm. Cô Đoàn Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng Trường THCS Tây Mỗ trao đổi, thông qua buổi chuyên đề này đã cung cấp cho học sinh, thầy cô những phương pháp giáo dục hiện đại, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Đặc biệt, việc sử dụng các vật liệu sẵn có và sinh động vào bài học, trang trí phòng học đã được cô trò tận dụng tối đa chứ không dựa hoàn toàn vào công nghệ. Điều này cho thấy, cho dù trường ở vùng sâu vùng xa cũng có thể làm được...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ