Quan hệ Nga - ASEAN bước sang trang sử mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh suy thoái kinh tế - hậu quả của giá dầu lao dốc và những đòn trừng phạt của phương Tây, Moskva đang đẩy mạnh hợp tác với các nước châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN. “Hành trình về phương Đông” đã đưa quan hệ Nga - ASEAN bước sang trang sử mới.

Quan hệ Nga - ASEAN bước sang trang sử mới

ASEAN - Thị trường quan trọng của Nga

Đó là nhận định của tờ The Wall Street Journal (WSJ). Theo tờ báo này, ngoài những nỗ lực trên mặt trận ngoại giao, hai hướng cơ bản mà Nga đang tìm cách củng cố vai trò của họ trong khu vực vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chính là quan hệ quân sự và các bản hợp đồng năng lượng “nặng ký”.

Than đá, công nghệ năng lượng và vũ khí là những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang các nước ASEAN. Bàn về sự trở lại khu vực ASEAN của Nga, ông Matthew Sussex, một chuyên gia về Nga của Đại học Quốc gia Úc nhận định: “Chúng tôi đang bắt đầu nhìn thấy không chỉ các giao dịch thương mại mà còn hợp tác quân sự trong lĩnh vực an ninh cũng như hợp tác đa phương”. Còn ông Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện Yusof bin Ishak tại Singapore cho rằng, sự phục hồi các mối quan hệ quân sự của Nga trong khu vực là do khủng hoảng kinh tế.

Nga đã hai lần tham gia các cuộc tập trận quân sự tại Komodo do Indonesia tổ chức, đã trở lại căn cứ Cam Ranh để giúp đỡ Việt Nam xây dựng một cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm và vào cuối năm ngoái, Nga chuyển giao cho khu vực tàu ngầm hạt nhân lớp mới có khả năng trang bị tên lửa đạn đạo - WSJ viết. Cũng theo WSJ, trong 5 năm (từ 2005 -2010) trị giá các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Nga sang ASEAN đạt 5 tỷ USD, chiếm 15% doanh số xuất khẩu vũ khí của Nga và tăng gấp đôi so với 5 năm trước đó. Về thương mại, Liên minh kinh tế Á - Âu do Nga lãnh đạo đã ký thỏa thuận về thương mại tự do với Việt Nam. Nga hy vọng qua “cửa ngõ Việt Nam” thị trường thương mại tự do sẽ được mở rộng đến toàn bộ các nước trong khối ASEAN, nơi vào thời điểm hiện tại, Nga chỉ chiếm có 1% thị trường thương mại.

Tại Indonesia, hãng “Rosneft” của Nga đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 14 tỷ USD với hy vọng tạo ra một thị trường mới cho dầu thô của Nga. Ngoài ra, hãng “Rosatom” của Nga đang xúc tiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam. Hãng này cho biết, họ cũng đang đàm phán với Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào và Indonesia về việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

ASEAN - Nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho Nga

Vào tháng 5/2016, Tổng thống Nga V.Putin đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi ông này đến Nga để thương lượng về việc xuất khẩu dầu cọ. Cũng trong tháng 5, người đứng đầu chính quyền quân sự Thái Lan, tướng Prayuth Chan - Ocha đã đến thăm Nga và có cuộc gặp gỡ với Tổng thống V.Putin và Thủ tướng D.Medvedev. Trả lời phỏng vấn TASS, tướng Prayuth khẳng định Thái Lan sẵn sàng đổi lương thực lấy máy bay trực thăng và các thiết bị quân sự của Nga.

“Tôi muốn đề nghị Chính phủ Nga hợp tác với Thái Lan trong các ngành công nghiệp khác nhau. Bạn có thể sử dụng Thái Lan như một cơ sở dành cho sản xuất và công nghệ dịch vụ kỹ thuật hàng không của Nga cho khu vực Đông Nam Á. Về phần mình, chúng tôi cần không chỉ máy bay trực thăng mà cả thiết bị để xây dựng cầu” - Prayuth nói. Theo ông Prayuth, các dự án hợp tác cần được gắn với việc mua các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan. Cũng theo lời Thủ tướng Thái Lan, giờ đây, nhiều doanh nhân Thái Lan đã đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nga, điển hình là trong nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm.

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị Thượng đỉnh Nga -ASEAN tại Sochi (Nga) vừa qua lại được tổ chức hết sức rầm rộ. Hầu hết các nguyên thủ quốc gia của các nước ASEAN đều tề tựu về Sochi để tìm cách mở rộng và tăng cường hợp tác với Nga. Theo các nhà phân tích, vào thời điểm hiện tại, hợp tác kinh tế - thương mại song phương chưa xứng với tiềm năng. Trong bối cảnh nước Nga đang bị phương Tây cấm vận, đây là thời điểm thuận lợi nhất để ASEAN triển khai các dự án lớn với Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, năng lượng, lương thực, thực phẩm và du lịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.