Quán cơm miễn phí cho người lao động nghèo

GD&TĐ - Vừa dùng xong bữa ăn trưa để chuẩn bị vào lớp học, em Lê Thị Tường Vy, học sinh Trường THPT Nguyễn Thông, TP Vĩnh Long vui vẻ cho biết: “Ngày nào cũng vậy, trước khi đến trường em thường ghé đây ăn cơm miễn phí với các món ăn chay rất ngon. Mấy dì ở đây rất vui vẻ, nhiệt tình động viên tụi em phải vượt qua khó khăn để học tốt…”.

Quán cơm miễn phí cho người lao động nghèo

Quán cơm chay miễn phí ấy hình thành từ tháng 7/2011 do sự gợi ý và đóng góp của nhiều tấm lòng nhân ái gần xa, điển hình như các chị Nguyễn Thúy Hường, Nguyễn Hồng Hoa, Trương Thị Khánh Ly… đặc biệt là sư cô trụ trì tịnh xá Ngọc Nhẫn. Mỗi ngày từ khoảng 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa, quán cơm chay từ thiện Ngọc Nhẫn (phường 8, TP Vĩnh Long) mở cửa phục vụ hàng trăm suất cơm chay miễn phí cho những lao động nghèo, như bán vé số, phụ hồ, học sinh… suốt 5 năm nay. Để có được những suất cơm nghĩa tình ấy, các chị đã phải có mặt từ rất sớm để chuẩn bị các công đoạn như đi chợ mua thức ăn, chế biến thực phẩm, nấu cơm phục vụ người lao động tới quán, dọn dẹp sau khi hết khách. Tất bật đến vậy nhưng các thành viên thiện nguyện luôn vui vẻ, chu đáo, tận tình.

Điều đáng quý là biết được việc làm nhân ái này, đã có rất nhiều tiểu thương và người mua bán thực phẩm ủng hộ gạo, tiền, rau cải, thực phẩm, chất đốt, gia vị để quán cơm miễn phí hoạt động liên tục với lượng khách lao động nghèo và các em học sinh xa nhà đến đây ngày càng nhiều.

Bà Võ Thị Thắm, kinh doanh rau củ ở chợ Vĩnh Long chia sẻ: “Mấy bả cực lắm vì người nghèo, vậy nên tôi và chị em chợ này mỗi ngày ủng hộ rau củ, có khi là tiền để quán cơm hoạt động thường xuyên, của ít lòng nhiều mà...”.

Với quy mô như hiện nay, mỗi ngày quán cơm này phục vụ khoảng 100 suất cơm chay miễn phí có đầy đủ các món canh, chiên, kho, xào..., thực khách đa phần là học sinh các trường lân cận, người lao động nghèo hành nghề bán vé số, bốc xếp, chạy xe honda khách...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…