Quan chức Đức nêu hậu quả nếu không sửa chữa Nord Stream sớm

GD&TĐ - Thủ hiến bang Saxony của Đức cho rằng đường ống Nord Stream vốn bị hư hại trong vụ nổ dưới nước vào tháng 9 năm ngoái cần được sửa chữa.

Hiện tượng khí gas thoát ra từ vết rò rỉ trên đường ống dẫn khí Nord Stream 2. (Ảnh: AFP / Airbus DS)
Hiện tượng khí gas thoát ra từ vết rò rỉ trên đường ống dẫn khí Nord Stream 2. (Ảnh: AFP / Airbus DS)

Thủ hiến Saxony Michael Kretschmer cảnh báo nếu việc sửa chữa trên không được thực hiện sớm, nước biển sẽ làm hỏng ống dẫn và không thể sửa chữa được.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí WirtschaftsWoche của Đức công bố hôm 28/8, ông Kretschmer cho biết, “điều quan trọng là cơ sở hạ tầng này có thể đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng của chúng ta trong 5 hoặc 10 năm nữa”.

Nhà lãnh đạo Saxony nhấn mạnh, không ai biết tình hình sẽ như thế nào trong một thập kỷ tới và rằng “việc giữ càng nhiều lựa chọn cho bản thân càng tốt sẽ là dấu hiệu của một chính trị gia thông minh”.

Hồi tháng 6, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cảnh báo Đức có thể phải thu hẹp quy mô hoặc thậm chí giảm quy mô sản xuất công nghiệp nếu việc vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine dừng lại vào năm tới.

Ông cho biết chính quyền Berlin không nên coi thường những rủi ro kinh tế do tình trạng thiếu năng lượng.

Hợp đồng vận chuyển khí đốt sang châu Âu giữa Ukraine và Nga dự kiến hết hạn vào cuối năm 2024. Hiện chưa biết 2 nước này có gia hạn hợp đồng này hay không khi xung đột vẫn tiếp diễn.

Ông Habeck giải thích, tuy Đức gần như đã thoát khỏi nguồn năng lượng của Nga nhưng các quốc gia thành viên EU khác như Áo, Slovakia, Italy và Hungary vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt nước này.

Bộ trưởng Đức lưu ý vào thời điểm đó rằng nếu nguồn cung cấp từ Nga bị ngừng, Berlin sẽ buộc phải giải cứu họ theo các quy định chia sẻ khí đốt của EU, gây ra vấn đề cho người tiêu dùng công nghiệp trong nước.

Đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và một nhánh của Nord Stream 2 bị phá hủy trong một loạt vụ nổ gần như đồng thời ngoài khơi đảo Bornholm của Đan Mạch trên biển Baltic vào cuối tháng 9 năm ngoái.

Tháng 2 năm nay, nhà báo kỳ cựu người Mỹ Seymour Hersh tuyên bố Mỹ đứng đằng sau vụ nổ trên.

Trong khi đó, các báo cáo trên phương tiện truyền thông Đức gần đây cho thấy chính quyền Berlin nghi ngờ sự liên quan của cơ quan mật vụ Ukraine trong việc này.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Website: https://coleluc.com/ chuyên cung cấp cờ lê lực