Quận Ba Đình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK mới

GD&TĐ - Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa (SGK) môn Khoa học lớp 4 theo chương trình GDPT 2018.

Giáo viên dự tập huấn, bồi dưỡng sử dụng SGK môn Khoa học lớp 4 - Bộ sách Cánh Diều theo Chương trình GDPT năm 2018.
Giáo viên dự tập huấn, bồi dưỡng sử dụng SGK môn Khoa học lớp 4 - Bộ sách Cánh Diều theo Chương trình GDPT năm 2018.

Sáng 13/7, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình - Lê Đức Thuận cho biết, chuẩn bị cho năm học mới 2023 -2024, quận triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên SGK mới theo Chương trình GDPT 2018.

Theo đó, Phòng đã triển khai tổ chức tập huấn trực tuyến sử dụng SGK môn Khoa học lớp 4 theo chương trình GDPT 2018, bộ sách Cánh diều.

Tại điểm cầu các trường Tiểu học trong quận Ba Đình, có sự tham dự đầy đủ của Ban giám hiệu, các giáo viên dự kiến phân công giảng dạy lớp 4 năm học 2023 – 2024.

SGK môn Khoa học lớp 4 bộ Cánh Diều được biên soạn với mục đích giúp các con học sinh có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Sách được biên soạn gồm các chủ đề: Chất; Năng lượng; Thực vật và Động vật; Nấm; Con người và Sức khỏe; Sinh vật và Môi trường.

Một trong những điểm cầu tại trường, giáo viên dự tập huấn SGK môn Khoa học lớp 4 theo chương trình GDPT 2018, bộ sách Cánh diều.

Một trong những điểm cầu tại trường, giáo viên dự tập huấn SGK môn Khoa học lớp 4 theo chương trình GDPT 2018, bộ sách Cánh diều.

Để giúp giáo viên và học sinh sử dụng một cách thuận tiện, cuốn sách có các phần hướng dẫn sử dụng sách; Mục lục; Các chủ đề và bài học; Bảng tra cứu thuật ngữ. Mỗi chủ đề có: tên chủ đề, các bài học cụ thể, bài ôn tập theo từng chủ đề đã học. Mỗi bài học bao gồm: tên bài, mục tiêu, nội dung chính của bài. Trong sách còn có những kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập để giúp các con học sinh học tập thuận lợi và hiệu quả.

Tại buổi tập huấn, PGS.TS Phan Thị Thanh Hội đã chia sẻ cụ thể từng nội dung bài học và các hoạt động trong bài để giáo viên có thể nắm được và vận dụng tốt trong quá trình giảng dạy môn học. Bên cạnh đó trình tự các bước trong kế hoạch bài dạy môn Khoa học cũng được báo cáo viên hướng dẫn chi tiết.

Các giáo viên dự giờ tiết dạy minh họa Bài 16: Nấm men và nấm mốc của cô giáo Dương Thu Hằng và các con học sinh lớp 4 - Trường TH Thăng Long, Hà Nội.

Trước đó (ngày 11/7), Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức tập huấn SGK Ngữ văn 8 bộ Cánh diều cho giáo viên theo hình thức trực tuyến.

Giáo viên tập trung lĩnh hội kiến thức buổi tập huấn.

Giáo viên tập trung lĩnh hội kiến thức buổi tập huấn.

Tại quận Ba Đình, Phòng GD&ĐT quận cùng Ban giám hiệu các nhà trường THCS, các tổ nhóm chuyên môn, giáo viên Ngữ văn trong quận đã nghiêm túc học tập, tích cực tìm tòi, lĩnh hội nội dung và phương pháp dạy học Chương trình GDPT 2018.

Từ định hướng của chương trình SGK mới, chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, cùng bài giảng của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, các thầy cô giáo đã lĩnh hội được nhiều điều bổ ích.

Trong đó, chú trọng hình thành cho học sinh các kĩ năng cần thiết, dạy cho học sinh cách học, phương pháp học, không nhồi nhét kiến thức, chú trọng thực hành qua các hoạt động, không nặng về lí thuyết, tạo ra được các sản phẩm giao tiếp, khuyến khích giáo viên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học mang tính hiện đại, phù hợp, khả thi.

Cũng trong ngày 11/7, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình và Ban giám hiệu, giáo viên môn Toán các trường THCS quận Ba Đình đã nghiêm túc tham gia buổi tập huấn trực tuyến Sách giáo khoa Toán 8 do PGS.TS Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) trực tiếp tập huấn.

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình đánh giá, buổi tập huấn không chỉ thu hút giáo viên dạy lớp 8 trong năm học mới tham gia mà các giáo viên dạy Ngữ văn trong các nhà trường cũng có sự tiếp cận sớm với chương trình. Qua đó, giáo viên chuẩn bị cho việc dạy học bộ môn năm học 2023 -2024 và những năm học tiếp theo.

"Buổi tập huấn cũng là cơ hội để các thầy cô trong tổ nhóm gặp gỡ, trao đổi về chuyên môn, cùng bàn bạc để đưa ra những kế hoạch dạy học cần thiết cho năm học mới. Chính sự nghiêm túc trong sinh hoạt chuyên môn, quá trình tự học và sáng tạo của thầy cô là cơ sở vững chắc để mang đến cho học sinh những giờ học bổ ích, lý thú, chất lượng và hiệu quả...", ông Lê Đức Thuận nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.