Quái vật phòng không diệt mục tiêu tại Mỹ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo Business Insider, Ukraine thử thành công vũ khí đánh chặn lai ghép từ tên lửa Mỹ và bệ phóng thời Liên Xô kiểu "quái vật Frankenstein".

Hệ thống phòng không Buk-M1.
Hệ thống phòng không Buk-M1.

Thử nghiệm thành công

Báo Mỹ dẫn lời phát ngôn viên Không quân Ukraine, Yuri Ignat cho biết, với sự hỗ trợ từ Mỹ, lực lượng này đã can thiệp thành công vào hệ thống Buk-M1 thời Liên Xô để có thể sử dụng đạn tên lửa do Mỹ sản xuất.

Thông báo của ông Ignat có đoạn: "Chúng tôi ghi nhận kết quả tốt khi thử nghiệm tổ hợp phòng không Buk-M1 với tên lửa phi tiêu chuẩn trên thao trường tại Mỹ".

Vị phát ngôn viên cho biết thêm, các chuyên gia Mỹ cùng Ukraine đã thành công khi can thiệp để Buk-M1 phóng tên lửa Mỹ do đạn tiêu chuẩn của Buk-M1 không thể mua mới do chỉ có Nga sản xuất.

Quân đội Ukraine thừa hưởng nhiều vũ khí đánh chặn thời Liên Xô như S-300 và Buk, nhưng nguồn đạn dự trữ đang cạn dần khi phải đối phó các đợt tập kích tên lửa và UAV của Nga trong gần 2 năm qua.

Mỹ và phương Tây đã cung cấp một số tổ hợp như Patriot, IRIS-T, NASAM và pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard cho Ukraine, đồng thời chuyển giao đạn tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow cùng các loại đạn khác.

Nhưng nguồn cung không đủ giúp Kiev đối phó với những cuộc tấn công dồn dập của Nga. Chính vì vậy, chương trình FrankenSAM (từ ghép của Frankenstein và SAM - tên lửa đất đối không) chính thức ra đời.

Tuy nhiên thách thức với Mỹ cùng Ukraine và các bên viện trợ là làm thế nào để tích hợp tên lửa do phương Tây chế tạo lên bệ phóng từ thời Liên Xô mà vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả khi chiến đấu.

Hiệu quả bị nghi ngờ

Buk-M1 bắn tên lửa Mỹ là sản phẩm đầu tiên thuộc chương trình FrankenSAM do Lầu Năm Góc thực hiện cùng với sự tham gia của Ukraine. Giai đoạn đầu tiên gần như đã hoàn thành, Ukraine ban đầu sẽ nhận được hệ thống sử dụng tên lửa AIM-9M Sidewinder.

Ngoài ra, Mỹ có kế hoạch hiện đại hóa hệ thống Buk còn lại trong kho của Ukraine để trang bị cho các tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow - loại đạn được giới thiệu lần đầu vào năm 1956.

Khác với AIM-9, AIM-7 Sparrow là tên lửa phòng không tầm trung có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 20 đến 25 km. Tên lửa của Buk ban đầu có tầm bắn xa hơn nhiều nhưng Ukraine đã cạn nguồn dữ trữ loại đạn tiêu chuẩn.

Được biết, Buk sẽ được sửa đổi để sử dụng biến thể tên lửa RIM-7 Sea Sparrow dành cho tàu chiến. Có vẻ như việc điều chỉnh phiên bản hải quân cho các vụ phóng trên đất liền dễ dàng hơn so với phiên bản trên không.

Khó có khả năng kho vũ khí của Mỹ như Sparrow đã trở nên đáng tin cậy hơn một cách kỳ diệu trong 11 năm qua. Cũng không rõ liệu những tên lửa này sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn cho hàng không Nga hay cho chính người Ukraine trong khu vực nơi lực lượng phòng không Ukraine được triển khai.

Câu hỏi tương tự cũng áp dụng cho thành phần thứ ba của dự án FrankenSAM. Lầu Năm Góc đang nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm trung HAWK, được giới thiệu vào năm 1959.

Phòng không Ukraine đã vận hành một số hệ thống này, nhưng không có báo cáo nào về sự thành công của chúng được Bộ chỉ huy Ukraine công bố. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Nam Tư năm 1999 đã chứng minh vũ khí cũ vẫn có thể là hiểm họa bởi S-125 của Serbia đã bắn hạ thành công máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-117 của Mỹ.

Chuyên gia quân sự, kiêm tổng biên tập tạp chí Quốc phòng của Nga, Igor Korotchenko cho biết: "Đúng hơn, Mỹ và Liên minh châu Âu có quan điểm thống nhất, theo đó - ít nhất là trong ba năm tới - khối lượng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine sẽ được duy trì.

Chúng ta không được tự lừa dối mình với những hy vọng hão huyền và ảo tưởng rằng sự hỗ trợ sẽ chấm dứt, đặc biệt là trước những báo cáo gần đây về những mâu thuẫn ở phương Tây".

Chương trình FrankenSAM được cho là giải pháp tạm thời. Mỹ hiện đang tích cực khôi phục hoạt động sản xuất quốc phòng của mình để bổ sung vào kho dự trữ đã cạn kiệt của chính mình, của Ukraine và của các đồng minh NATO.

Clip lính dù Nga tấn công thành trì của Ukraine ở hướng Artemovsk.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ