Quá trình phi đô la hóa trên toàn cầu đã bắt đầu

GD&TĐ - Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu bán tháo đô la Mỹ khi nhìn vào các biện pháp trừng phạt tài chính mà Mỹ áp đặt lên Nga.

Quá trình phi đô la hóa trên toàn cầu đã bắt đầu

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, một số quốc gia bắt đầu nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào đồng tiền của Hoa Kỳ. Tuy nhiên phi đô la hóa chưa bao giờ phổ biến trên thế giới như hiện nay.

Theo các nhà phân tích Trung Quốc, quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ đã bắt đầu sụp đổ, nhận định trên được đưa ra bởi tờ Global Times (Thời báo Hoàn Cầu).

“Trung Quốc và Brazil gần đây đã đạt được thỏa thuận giao dịch bằng đồng tiền riêng của họ, không còn dùng đồng đô la Mỹ làm công cụ thanh toán”, ấn phẩm Trung Quốc cho biết.

Các nhà quan sát của tờ Thời báo Hoàn cầu nhận định rằng ngay cả Ấn Độ - quốc gia mà nhiều chính trị gia Mỹ coi là đối tác của họ, cũng đã "hạ nhiệt" quan tâm tới đồng đô la Mỹ.

New Delhi đang nói về kế hoạch sử dụng đồng Rupee trong các thỏa thuận thương mại với Malaysia.

Không xa phía sau là Trung Quốc, khi Bắc Kinh đã hoàn tất hợp đồng mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ với Tập đoàn Total Energies của Pháp.

Nhiều chuyên gia dự báo xu hướng từ bỏ đồng USD sẽ tiếp tục đà phát triển.

Đồng đô la Mỹ không còn giữ được vị thế độc tôn như trước.

Đồng đô la Mỹ không còn giữ được vị thế độc tôn như trước.

“Việc phi đô la hóa toàn cầu đang đạt được đà tăng trưởng. Trong hai thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã liên tục lạm dụng đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ quốc tế, gây bất lợi cho các đồng tiền và nền kinh tế khác".

"Khi thế giới tiến tới đa cực và Hoa Kỳ không còn là nền kinh tế lớn nhất, quyền bá chủ của đồng đô la sẽ dần sụp đổ, đó dường như là một xu hướng không thể tránh khỏi”, ông Dong Dengxin - Giám đốc Viện Tài chính và Kinh tế Vũ Hán cho biết.

Cuộc xung đột Ukraine, cũng như một số biến động địa chính trị khác đã buộc nhiều quốc gia phải xem xét lại thái độ của họ đối với Hoa Kỳ. Nhưng trên hết, Nga đã làm giảm mức độ tin tưởng vào đồng USD.

Chính Moskva đã kích động quá trình phi đô la hóa dữ dội. Sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Liên bang Nga, mọi người đều thấy rằng việc giữ "tiền tiết kiệm" bằng USD là không an toàn.

Cộng đồng thế giới nhận ra đã đến lúc phải từ bỏ một tài sản rủi ro như vậy.

Theo Global Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.