PISA 2025 cung cấp cả chế độ đánh giá trực tuyến và ngoại tuyến

GD&TĐ - Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2025 với hình thức trên máy tính ở phạm vi toàn quốc.

Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2025 với hình thức trên máy tính ở phạm vi toàn quốc.
Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2025 với hình thức trên máy tính ở phạm vi toàn quốc.

Những điểm mới của PISA chu kỳ 2025

Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2025 với hình thức trên máy tính ở phạm vi toàn quốc với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu và góp phần thực hiện thành công “Đề án phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông giai đoạn 2022-2030” ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nền tảng thi PISA 2025 cung cấp cả chế độ đánh giá trực tuyến và ngoại tuyến. Đối với các trường có kết nối internet hạn chế, nền tảng đánh giá ngoại tuyến được sử dụng, đảm bảo rằng học sinh trải nghiệm chính xác các điều kiện kiểm tra giống như kiểm tra trực tuyến.

Trong các chu kỳ gần đây, PISA đã đưa thêm các lĩnh vực đổi mới vào trong kỳ khảo sát. Trong chu kỳ 2025, lĩnh vực đổi mới là học tập trong thế giới số. Lĩnh vực học tập trong thế giới số sẽ đo lường khả năng của học sinh trong việc tham gia vào quá trình học tập tự điều chỉnh trong khi sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Lĩnh học này được lồng ghép trong đề thi và phiếu hỏi dành cho học sinh.

Lần đầu tiên trong PISA 2025, cả ba lĩnh vực nhận thức (Toán học, Khoa học, Đọc hiểu) sẽ được cung cấp dưới dạng bài kiểm tra thích ứng nhiều giai đoạn (MSAT). Điều này có nghĩa là nếu học sinh làm tốt các bài trước, hệ thống kiểm tra sẽ đưa ra các bài tập khó hơn và ngược lại.

Mục tiêu tham gia của Việt Nam chu kỳ 2025

Ngoài những mục tiêu cơ bản giống như các nước tham gia PISA, Việt Nam còn có những mục tiêu cụ thể như sau:

Tạo ra chỉ số đáng tin cậy, chất lượng về kết quả đầu ra của hệ thống giáo dục, có thể so sánh giữa các quốc gia/nền kinh tế để thúc đẩy, cải tiến và cải cách;

Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy-học, kiểm tra, thi và đánh giá;

Việt Nam đang sử dụng chương trình và sách giáo khoa mới dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, điều này càng cần thiết khi tham gia PISA để đánh giá năng lực người học một cách bài bản, khoa học, sử dụng PISA để soi lại cách dạy và học của Việt Nam xem đã thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục;

Từ dữ liệu thu được, Việt Nam sẽ có các phân tích kết quả, đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia;

Tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục, so sánh "mặt bằng" giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế.

Lợi ích mang lại

Các cơ sở giáo dục nhận biết được chất lượng giáo dục mà nhà trường đang đạt được ở mức độ nào so với những tiêu chuẩn đánh giá chung và so với các đơn vị cùng tham gia thực hiện PISA, đồng thời biết được mặt bằng chất lượng giáo dục so với mặt bằng các quốc gia khác cùng tham gia PISA;

Là tiền đề để các cơ sở giáo dục đánh giá lại công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và hội nhập quốc tế;

Dựa trên các kết quả đánh giá PISA giáo viên nhận biết được năng lực dạy học (phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh, ..) của bản thân đạt được ở mức độ nào. Việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học đã phù hợp chưa đã đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng phát triển năng lực người học hay chưa để từ đó kế hoạch phát triển năng lực cá nhân nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế;

Là cơ sở để đánh giá lại các chính sách giáo dục của Việt Nam về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; về phát triển đội ngũ giáo viên; về cung cấp phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ cho công tác giảng dạy ở các nhà trường; sự phối hợp với các lực lượng xã hội tham gia giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiêm kích F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson.

Cảnh báo về những thảm họa lịch sử

GD&TĐ - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc và Đại tá Douglas Macgregor hôm 6/4 đã cảnh báo Washington về việc tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Trung Đông.