Pin smartphone có thể dùng 1 tuần nhờ công nghệ mới

Các nhà khoa học Anh tạo ra loại vật liệu mới có thể thay thế cho kính trên màn hình smartphone, máy tính bảng và đồng hồ thông minh giúp pin có thể kéo dài thời lượng sử dụng.

Pin smartphone có thể dùng 1 tuần nhờ công nghệ mới
Màn hình là bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trên các thiết bị thông minh.
Màn hình là bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trên các thiết bị thông minh. Ảnh: Alamy.

Theo các nghiên cứu, màn hình là ​bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trên các thiết bị di động với khoảng 90% thời lượng pin.

Tiến sỹ Peiman Hosseini, kỹ sư thuộc Đại học Oxford cho biết: "Màn hình thông minh sẽ giúp người dùng có những trải nghiệm mới, họ chỉ cần sạc pin một tuần một lần".

Phát minh mới sử dụng các xung điện để màn hình hiển thị ngay dưới ánh nắng mặt trời. Hãng công nghệ Bodle Technologies, đơn vị tham gia nghiên cứu hy vọng, sẽ đưa vào thử nghiệm trong thời gian tới.

Thời gian sạc giảm xuống nhưng quãng đường sẽ tăng lên đối với phương tiện giao thông chạy bằng điện.
Thời gian sạc giảm xuống nhưng quãng đường sẽ tăng lên đối với phương tiện giao thông chạy bằng điện.

Công nghệ ngày càng phát triển với ​cấu hình của các thiết bị mạnh hơn nhưng thời lượng pin lại không có nhiều thay đổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của ngành công nghiệp di động.

Bên cạnh đó, thời lượng pin còn là chìa khóa cho sự thành bại của xe điện, giúp con người giảm dần sự ​lệ thuộc vào dầu mỏ trong tương lai.

Theo news.zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.