Phương Tây lại gọi tên hung thần trên chiến trường

GD&TĐ - Sau quan chức quốc phòng Kiev, các chuyên gia quân sự Mỹ gọi UAV Lancet Nga là sát thủ tiêu diệt thiết bị của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Phương Tây lại gọi tên hung thần trên chiến trường

Chuyên gia Mỹ, quan chức Ukraine thừa nhận sự nguy hiểm của Lancet-3

Trong bài báo trên cổng thông tin 19Forty five của Mỹ, chuyên gia quân sự Mỹ Peter Suchiu gọi máy bay không người lái Lancet của Nga (còn được gọi là đạn bay lảng vảng Izdeliye-51/52) là sát thủ hàng loạt đối với các trang thiết bị của quân đội Ukraine.

Tác giả thừa nhận rằng, quân đội Nga đang “tự vệ một cách đáng tin cậy trước cuộc phản công” của Lực lượng Vũ trang Ukraine (APU) và công lao to lớn trong việc này thuộc về Lancet – một phương tiện bay không người lái chiến thuật cỡ nhỏ, phạm vi ngắn, độ cao thấp, với tầm bay tối đa 40-70 km và thời gian lưu không tối đa vào khoảng 40 phút.

Vị chuyên gia Mỹ mô tả chi tiết về thiết bị và đặc biệt lưu ý rằng, UAV Lancet có khả năng thực hiện cả vai trò trinh sát và tấn công nên nó có thể bay lảng vảng trên bầu trời gần tiếng đồng hồ, kiên nhẫn chờ con mồi lộ diện và giáng đòn tấn công chết người vào các trang, thiết bị của Ukraine.

Lancet lặng lẽ bay trên chiến trường, khi phát hiện mục tiêu nó lập tức tấn công
Lancet lặng lẽ bay trên chiến trường, khi phát hiện mục tiêu nó lập tức tấn công

Theo tiết lộ của những nguồn thạo tin ở Ukraine, Lancet của Nga đã thể hiện hiệu suất chiến đấu cao trong vùng chiến dịch đặc biệt. Gần một nửa số lựu pháo xe kéo và tự hành nước ngoài cung cấp cho Quân đội Ukraine đã bị tiêu diệt trong khu vực chiến dịch đặc biệt bởi loại UAV cảm tử này.

Nguồn tin tiết lộ, tính đến tháng 4 năm nay, gần 45% trong số hơn 100 khẩu pháo xe kéo và pháo tự hành như: Lựu pháo M777 do các nước NATO sản xuất, xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ... bị phá hủy ở Ukraine từ đầu năm đến nay thuộc về công của UAV kamikaze Lancet.

Ngoài ra, Lancet còn tiêu diệt nhiều tổ hợp phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất, tổ hợp phòng không tự hành Gepard do Đức sản xuất, hệ thống phòng không Avenger của Liên Xô (cũ), tên lửa phòng không Osa và bệ phóng tên lửa RM-70 do Séc sản xuất.

Có thể nói rằng, Lancet đã trở thành một phương tiện chính của Nga để phá hủy các tổ hợp radar, hệ thống phòng không; lực lượng pháo binh và xe tăng, thiết giáp của Ukraine, giúp lực lượng Vũ trang Nga đạt được bước tiến lớn trong các chiến dịch tiến công trong thời gian qua, đồng thời ngăn chặn đà tấn công của Quân đội Ukraine trong chiến dịch phản công hiện nay.

Lancet trở thành phương tiện chính của Nga để tiêu hao sinh lực Ukraine
Lancet trở thành phương tiện chính của Nga để tiêu hao sinh lực Ukraine

Chuyên gia Peter Suchiu thừa nhận rằng, UAV Lancet là một trong những nền tảng sản xuất nội địa thành công nhất của Nga, được sử dụng hiệu quả trên chiến trường Ukraine. “Đây là một nền tảng không người lái đơn giản nhưng nguy hiểm chết người” - vị chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.

Việc Nga sử dụng UAV Lancet để tiêu diệt pháo binh và phương tiện tự hành mặt đất trị giá hàng triệu USD của Ukraine đạt hiệu quả cao cả về phương diện chiến đấu lẫn kinh tế, bởi vì tính ra để tiêu diệt một khẩu lựu pháo chỉ cần một UAV bay chờ có giá chỉ vài ngàn đến chục ngàn USD.

Với UAV bay chờ lảng vảng trên bầu trời, thời gian pháo Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu sau khi bị phát hiện đã giảm tối đa, không cần tiêu thụ nhiều đạn thông thường mới hạ được những mục tiêu này, thời gian hoạt động của các phương tiện trinh sát và kíp chiến đấu cũng giảm bớt.

Giới thiệu tính năng của UAV dòng Lancet

Lancet được phát triển bởi ZALA Aero Group - một doanh nghiệp tự động hóa có trụ sở tại Izhevsk (Nga), là một công ty con của tập đoàn Kalashnikov, thuộc tập đoàn quốc phòng và công nghệ Rostec của Nga. ZALA nổi tiếng về máy bay không người lái và hệ thống gây nhiễu cho cả mục đích quân sự và dân sự.

Lancet được đánh giá là đồng hạng với UAV Switchblade-600 của Mỹ
Lancet được đánh giá là đồng hạng với UAV Switchblade-600 của Mỹ

Lancet lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm quân sự ARMY năm 2019, là thiết kế máy bay không người lái mới nhất và tiên tiến nhất của ZALA, được đánh giá là tương đương với máy bay không người lái Switchblade-600 của Mỹ, được quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan sử dụng trong hơn một thập kỷ qua.

Ngoài ra, ZALA Aero Group còn có Koub (Kub) - loại máy bay không người lái tấn công tự sát có thiết kế cánh tam giác có trọng tải 3 kg, thời gian hoạt động tối đa là 30 phút và tốc độ 80-130 km một giờ.

Máy bay không người lái Lancet có hai phiên bản có kích thước khác nhau là Lancet-3 và Lancet-1.

Lancet-3 (Izdeliye-51) nặng 12 kg, tầm bay tối đa 40-70 km, thời gian bay liên tục 60 phút, tốc độ hành trình 80-110 km/h, tải trọng từ 3 đến 5 kg, là hệ thống hiện đại bậc nhất thế giới cho phép nó tăng tốc lên tới 300 km/h trong khi bổ nhào vào các mục tiêu trên không.

Lancet-1 (Izdeliye-52) thực ra là phiên bản thu nhỏ, với trọng lượng cất cánh chỉ 5 kg, tải trọng 1 kg, tầm bay 40 km và thời gian hoạt động 30 phút.

Lancet được thiết kế đôi cánh hình chữ X, phần đầu lắp pod thiết bị trinh sát và điều khiển, có camera có thể tháo rời.

Lancet được trang bị một động cơ điện có độ ồn thấp được lắp đặt ở đuôi và có thể được phóng từ máy phóng trên mặt đất hoặc từ tàu chiến trên biển.

UAV Lancet của Nga đâm thẳng vào tàu Ukraine trên sông Dnipro tháng 4/2023
UAV Lancet của Nga đâm thẳng vào tàu Ukraine trên sông Dnipro tháng 4/2023

Lancet được trang bị hệ thống dẫn hướng quang-điện tử và hệ thống hướng dẫn TV. Nó được trang bị lớp bảo vệ chống tia laser làm từ các vật liệu đặc biệt được giữ bí mật tuyệt đối, đặc tính này kết hợp với độ cao bay thấp khiến chúng “hầu như không thể bị đánh chặn và tiêu diệt”.

Ngoài thiết bị trinh sát để tìm kiếm mục tiêu, UAV Lancet còn được trang bị các đầu đạn nổ phân mảnh HE hoặc nhiệt áp để tiêu diệt sinh lực đối phương. Các đầu đạn này sẽ phát nổ trước khi tiếp xúc để tối đa hóa sát thương.

Lancet đã được sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, từ các điểm tập kết binh sĩ; xe tăng và phương tiện thiết giáp hạng nhẹ; hệ thống phòng không cố định và tự hành…, đến các tổ hợp pháo xe kéo, pháo tự hành, súng cối hạng nặng, các tàu thuyền tuần tra và vận tải đổ bộ trên sông, trên biển.

Thậm chí, Lancet 3 còn được cho là có thể tấn công cả máy bay không người lái của đối phương. Trên một video được kênh truyền hình Rossiya-1 (Россия-1) của Nga giới thiệu năm 2021 cho thấy hình ảnh Lancet 3 tấn công một UAV có hình dáng khá giống với UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Không chỉ là sát thủ đối với các thiết bị mặt đất, Lancet còn được thiết kế để tấn công cả UAV khác
Không chỉ là sát thủ đối với các thiết bị mặt đất, Lancet còn được thiết kế để tấn công cả UAV khác

Công ty ZALA Aero Group đã hé lộ thông tin về việc vào năm 2020, một lô UAV Lancet đã được đưa tới chiến trường Syria để thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế. Các thiết bị vượt qua bài test thành công và đến cuộc xung đột Nga-Ukraine năm 2022, nó lại càng trở nên hoàn thiện.

Thực tế đã chứng minh Lancet đạt hiệu quả rất cao so với các tổ hợp trinh sát và tấn công không người lái khác trên chiến trường ở Ukraine, làm lu mờ cả UAV hạng nặng Bayraktar TB2 mà Thổ Nhĩ Kỳ bán cho Ukraine. Một số chuyên gia quân sự và quan chức quốc phòng Nga đã mô tả Lancet là thiết kế máy bay không người lái thành công nhất của Nga cho đến nay.

Ý thức được sự nguy hiểm của dòng UAV Nga đối với Lực lượng Vũ trang Ukraine, Kiev và các đồng minh NATO đang tìm cách đánh bại vũ khí này, trong khi Lancet vẫn còn có những thiếu sót như: Tốc độ bay tương đối thấp, thời gian hoạt động ngắn và có thể bị chế áp điện tử ở các dải tần nhất định.

Do đó, các kỹ sư của ZALA đang không ngừng phát triển hoàn thiện Lancet. Vào mùa hè năm ngoái, ZALA đã giới thiệu UAV Lancet-3M nâng cấp với trọng tải lớn hơn và độ bền cao hơn, cũng như sửa đổi cánh chữ X của nó, từ hai chữ X đối xứng thành một chữ X lớn hơn và một nhỏ hơn để cải thiện đặc tính khí động học của UAV này.

Xem clip Lancet tấn công tàu Ukraine trên sông Dnipro:

Xem clip Lancet tấn công tàu tuần tiễu của Hải quân Ukraine trên sông Dnipro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.