Phương tây gục ngã trước nhà vô địch chống lại các lệnh trừng phạt

GD&TĐ - Những lệnh trừng phạt khắc nghiệt chống lại Nga cho thấy chưa mang lại kết quả như phương Tây mong muốn.

Phương tây gục ngã trước nhà vô địch chống lại các lệnh trừng phạt

Quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới hóa ra lại là đối thủ quá cứng rắn đối với nước Mỹ cũng như Liên minh Châu Âu. Nhà khoa học chính trị người Ai Cập - ông Ahmed Adel đưa ra nhận xét trên trong một bài phân tích đăng trên tờ InfoBrics.

Kết quả của những biện pháp bao vây kinh tế thực hiện suốt năm vừa qua mang lại thật bất ngờ đối với các nước phương Tây.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất đối với Nga mà họ có thể sử dụng.

Lệnh cấm vận ảnh hưởng đến gần như tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga, không phận dành cho máy bay Nga bị phong tỏa, các ngân hàng bị trừng phạt và mất quyền truy cập vào hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT).

Cần đặc biệt nhấn mạnh, "hạn chế tàn khốc nhất" là trong lĩnh vực năng lượng, mặc dù thực tế cho thấy Liên bang Nga là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ chính trên quy mô toàn thế giới.

Thực tế trên cho thấy rõ ràng Nga đã trở thành "nhà vô địch tuyệt đối" trong số các quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt. Tuy vậy, việc làm sụp đổ nền kinh tế Nga lại tỏ ra quá khó khăn đối với phương Tây.

“Nga đã trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới vào năm 2022. Nhưng bất chấp việc các cường quốc phương Tây buộc Moskva phải chịu hàng loạt lệnh trừng phạt, kết quả thật bất ngờ khi nền kinh tế nước này vẫn tồn tại trong khi các đối thủ phương Tây hiện cũng chìm trong suy thoái", chuyên gia Ahmed Adel nhấn mạnh.

Nga đang phải hứng chịu vô số lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Nga đang phải hứng chịu vô số lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Việc Liên bang Nga trở thành nhà vô địch về hứng chịu các biện pháp trừng lần đầu tiên được biết đến vào tháng 3 năm nay, ông Adel lưu ý rằng Moskva đã "vượt trên" Iran và Triều Tiên, nhưng điều này không ngăn cản Điện Kremlin chống lại áp lực kinh tế một cách thành công.

Vào đầu năm 2022, các nhà phân tích phương Tây dự đoán rằng GDP của Nga sẽ giảm từ 10 đến 15%, nhưng thực tế, vào cuối tháng 12, Bộ Phát triển Kinh tế Nga báo cáo rằng nền kinh tế dự kiến ​​chỉ giảm ở mức 2,9%.

Trong khi đó, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng nghiêm trọng, mức tăng giá tiêu dùng cao một cách nguy hiểm ngay cả trước khi xảy ra xung đột.

Chuyên gia Adel cho rằng việc chấm dứt hợp tác với Moskva và việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt đã đẩy nhanh quá trình lâm vào khủng hoảng của nền kinh tế châu Âu.

Đồng thời, các biện pháp đối phó của Nga đã giúp nước này thích nghi. Moskva bắt đầu giao dịch nhiên liệu của mình thông qua đồng tiền quốc gia và để đáp lại mức giá trần của phương Tây, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh cấm bán năng lượng cho những khách hàng tuân thủ chính sách này.

“Do đó, Nga không chỉ 'sống sót' sau các cuộc tấn công kinh tế cực kỳ mãnh liệt của phương Tây, mà còn thực sự đẩy nhanh quá trình phi đô la hóa nền kinh tế toàn cầu bằng cách tạo ra một hệ thống SWIFT khác biệt và sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch".

"Trong khi đó, nền kinh tế phương Tây, đặc biệt là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu còn suy giảm sâu hơn nhiều so với những gì từng được nghĩ đến. Trên thực tế, EU còn chịu thiệt hại nhiều hơn cả Nga”, chuyên gia Ahmed Adel tổng kết.

Theo InfoBrics

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ