'Phương Tây đứng sau nỗ lực cách mạng màu ở Serbia'

GD&TĐ - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 25/12/2023 lên tiếng cho biết, phương Tây đứng sau nỗ lực cách mạng màu ở Serbia.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova

“Những nỗ lực của người biểu tình nhằm xông vào tòa nhà hành chính ở thành phố Belgrade hôm 24/12/2023 là một phần trong âm mưu của các nước phương Tây nhằm lật đổ chính phủ Serbia”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ rõ.

Hàng nghìn người biểu tình thân phương Tây đã cố gắng đột nhập vào các tòa nhà chính phủ ở thủ đô vào tối 24/12/2023 sau chiến thắng của Đảng Tiến bộ Serbia (SNS) cầm quyền trước liên minh Serbia chống bạo lực (SPN) thân EU trong cuộc bầu cử quốc hội.

Người biểu tình xông vào tòa nhà hành chính ở thành phố Belgrade hôm 24/12/2023

Người biểu tình xông vào tòa nhà hành chính ở thành phố Belgrade hôm 24/12/2023

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã coi các cuộc biểu tình là một nỗ lực cách mạng màu - một thuật ngữ dùng để mô tả các phong trào do các nước phương Tây, thường là Mỹ, tài trợ và tổ chức, nhằm lật đổ các nhà lãnh đạo thế giới phản đối lợi ích của Washington.

Trong một tuyên bố với hãng tin TASS hôm 25/12/2023, bà Zakharova đồng ý với những nghi ngờ của nhà lãnh đạo Serbia, và nói rằng, “những nỗ lực của tập thể phương Tây nhằm cải thiện tình hình ở Serbia bằng cách sử dụng các kỹ thuật đảo chính Maidan là rõ ràng”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Phản ứng duy nhất có thể xảy ra đối với kết quả bầu cử cuối tuần là việc tuân thủ nghiêm ngặt nội dung và tinh thần của hiến pháp Serbia cũng như tôn trọng sự lựa chọn của người dân nước này”.

Một trong những cáo buộc gây ra các cuộc biểu tình hôm 24/12 là SNS đã thực hiện hành vi “đánh cắp phiếu bầu” trong cuộc bầu cử.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã kịch liệt bác bỏ tuyên bố đó là “dối trá”, và nhấn mạnh rằng, các cuộc biểu tình được phương Tây tài trợ, mà ông cho rằng, muốn loại ông khỏi quyền lực vì mối quan hệ thân thiện với Nga và từ chối công nhận nền độc lập của Kosovo khỏi Serbia.

Sau khi các cuộc biểu tình hôm 24/12 được cảnh sát giải tán, Thủ tướng Serbia Ana Brnabic bày tỏ lòng biết ơn đối với các cơ quan an ninh Nga, cơ quan mà bà cho rằng, đã đưa ra cảnh báo trước về kế hoạch gây bạo loạn của người biểu tình.

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình, Tổng thống Serbia Vucic cũng cảm ơn các cơ quan nước ngoài giấu tên vì đã cảnh báo cho chính phủ của ông về tình trạng bất ổn sắp tới.

Được biết, ông Vucic dự kiến sẽ tiếp đón Đại sứ Nga Aleksandr Botsan-Kharchenko tại dinh thự. Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic cũng đã lên lịch gặp đặc phái viên Nga.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.