Phương pháp phát triển cây trồng trong bóng tối

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Các nhà khoa học đã cải thiện quá trình quang hợp tự nhiên, giúp cây phát triển hiệu quả trong bóng tối.
Cây có thể được trồng ở không gian, hoặc trên các hành tinh khác.
Cây có thể được trồng ở không gian, hoặc trên các hành tinh khác.

Phương pháp này được cho là mở đường để phát triển nông nghiệp tại những khu vực không có đủ ánh sáng Mặt trời. Thậm chí, giúp cung cấp nguồn thức ăn cho những nhà thám hiểm không gian trong tương lai. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Food.

Quá trình quang hợp đã giúp thực vật và sự sống trên Trái đất phát triển trong hàng tỷ năm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quang hợp đặc biệt hiệu quả.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu quá trình quang hợp nhân tạo, vốn hiệu quả hơn nhiều so với tự nhiên.

Trong trường hợp này, các nhà khoa học đã sử dụng axetat - thành phần chính của giấm. Sau đó, họ cung cấp chất này cho thực vật như một nguồn carbon, về cơ bản bỏ qua quá trình quang hợp tự nhiên.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm kỹ thuật này trên một loạt cây trồng và vi sinh sản xuất thực phẩm, bao gồm nấm men, tảo lục, sợi nấm, đậu đũa, cà chua, lúa và đậu xanh.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tất cả các sinh vật đều có thể phát triển trong môi trường axetat ở bóng tối hoàn toàn. Trong một số trường hợp, sự phát triển này thậm chí còn hiệu quả hơn so với khi cây ở dưới ánh sáng Mặt trời. Chẳng hạn, tảo phát triển hiệu quả hơn gấp 4 lần, trong khi sản lượng nấm men tăng 18 lần.

Marcus Harland-Dunaway - đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi phát hiện, nhiều loại cây trồng có thể lấy axetat được cung cấp. Từ đó, xây dựng nó thành các khối chính mà một sinh vật cần để sinh trưởng và phát triển.

Với một số kỹ thuật và nhân giống mà đang được nghiên cứu, chúng tôi có thể trồng cây bằng axetat như một nguồn năng lượng bổ sung để tăng năng suất cây trồng”.

Bằng cách tách nông nghiệp khỏi nhu cầu ánh sáng Mặt trời trực tiếp, kỹ thuật này có thể cho phép thực phẩm được trồng ở những vùng có điều kiện kém lý tưởng hơn, sử dụng ít đất hơn. Cây có thể được trồng ở các thành phố và thậm chí trong không gian, hoặc trên các hành tinh khác.

Robert Jinkerson - đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Sử dụng các phương pháp quang hợp nhân tạo để sản xuất thực phẩm có thể là một sự thay đổi đối với cách chúng ta cung cấp thực phẩm cho con người.

Bằng cách tăng hiệu quả sản xuất lương thực, chúng ta có thể cần ít đất hơn, giảm tác động của nông nghiệp đối với môi trường. Đối với nông nghiệp trong môi trường phi truyền thống như ngoài không gian, việc tăng hiệu quả năng lượng có thể giúp cung cấp cho nhiều người hơn”.

Theo New Atlas
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.