Phương án thi tốt nghiệp THPT là bước đột phá

GD&TĐ - Vậy vì sao coi phương án thi Tốt nghiệp lần này là đột phá?  Vì chính phương án thi mà Bộ đưa ra, đã tạo ra nhiều tranh luận, làm cho nhiều người tham gia suy nghĩ cùng giáo dục

Phương án thi tốt nghiệp THPT là bước đột phá

Khởi động thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 8 (Khóa XI) của Đảng, Bộ GD&ĐT đã đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT trong năm học 2013 - 2014, với hai phương án:

Phương án 1: Thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc là Văn và Toán, hai môn tự chọn trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý môn Ngoại ngữ khuyến khích thi cộng thêm điểm xét tốt nghiệp.

Phương án 2: Thi 5 môn trong đó 3 môn bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ, 2 môn tự chọn trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

Đây là một đề xuất táo bạo, nhân văn vì  các phương án đã chú ý đến cả hai mặt Cá nhân và Xã hội trong việc đánh giá con người, là bước đi đầu tiên và theo tôi là khâu đột phá để có cách nhìn mới trong thi cử nói riêng để từ đó có cách nhìn mới về giáo dục nói chung.

Hai phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra đều có những mặt mạnh, yếu của nó. Với một vài năm tới, theo tôi nên chọn phương án 1. Còn sau này, khi đã có điều chỉnh dạy học ngoại ngữ tương đối đồng bộ trong cả nước và đã có phương án đổi mới cách thi ngoại ngữ thiết thực, thì nên tổ chức thi theo phương án 2 trong toàn quốc, hoặc chí ít cũng phải làm ở những tỉnh đã đảm bảo đổi mới việc dạy ngoại ngữ hoặc những vùng được coi là trọng điểm giáo dục.

Rất nhiều dư luận xã hội cho rằng: Bộ GD&ĐT tổ chức thi môn gì thì các nhà trường và học sinh  đối phó sẽ dạy và học môn đó, và hình như nhiều cha mẹ học sinh cũng đồng tình, như vậy giáo dục có làm tròn chức năng của nó nữa hay không? Có hoàn thành nhiệm vụ giáo dục toàn diện hay không? Có làm cho việc học của học sinh lệch lạc đi không?...

Băn khoăn này là rất có lý, song việc đánh giá giáo dục chỉ qua một phương án thi, hay đánh giá con người chỉ qua một kì thi là bất cập, mà phải nhìn nhận và đánh giá cả một quá trình, do đó để giải quyết vấn đề này, Bộ GD&ĐT chắc chắn sẽ phải có những đổi mới trong cách nhìn nhận về giáo dục, trong chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện để thực hiện giáo dục…

Như vậy điểm nóng của xã hội sẽ không nằm ở các kì thi, sản phẩm của giáo dục nó không chỉ thể hiện ở những con số mà nó được hình thành trong từng  con người cụ thể và không có một  thước đo nào ghi nhận đầy đủ các giá trị này. 

 Vì sao coi phương án thi tốt nghiệp lần này là đột phá?

Vì chính phương án thi mà Bộ đưa ra, đã tạo ra nhiều tranh luận, làm cho nhiều người tham gia suy nghĩ cùng giáo dục, nhiều phản biện gay gắt và chính môi trường này sẽ cho ta chân lý và sự đồng thuận xã hội, nhằm thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”  như  Nghị quyết T.Ư 8 (Khóa XI) đã đề ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.