Phục trang "dị và đắt" trong loạt phim "sập mạng" xứ Hoa

Để may bộ váy dài thiết kế "cực dị" cho nữ chính, đoàn phim tốn khoảng 15.000 NDT (52 triệu đồng).

Phục trang "dị và đắt" trong loạt phim "sập mạng" xứ Hoa

Thái tử phi thăng chức ký đang gây "nghẽn sóng" truyền hình ở Trung Quốc bởi dàn diễn viên trẻ đẹp, nội dung phù hợp giới trẻ (đấu đá nội cung, đồng tính, xuyên không, hài hước...). Đây cũng là lý do khiến cư dân mạng “sốt xình xịch” và không ngừng tìm kiếm về những chủ đề liên quan đến phim, trong đó có trang phục của các diễn viên.

Lúc đầu, trang phục của nhân vật bị cư dân mạng chê là rẻ tiền và tùy tiện. Thậm chí có nhiều nhận xét cho rằng, đoàn phim không đủ kinh phí nên mới có những bộ đồ "tả tơi" như vậy.

phuc trang

Phục trang gây tranh cãi của phim.

Tuy nhiên, thực tế trang phục trong phim đã được đạo diễn Lữ Hạo Cát Cát tham khảo một số thiết kế của các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới năm 2014 và 2015 như Dolce&Gabbana, Bottega Veneta, Jean Paul Gaultier...

Theo đạo diễn, trước khi phim được quay, nhà sản xuất tỏ rõ quan điểm phải tạo nên phong cách thời trang mới lạ cho Thái tử phi thăng chức ký nhưng vẫn nhất quán với tiêu chí cổ trang và pha hiện đại.

phuc trang

Trang phục giáp cơ bụng sáu múi của nhân vật nam chính.

“Khán giả chưa quen với phục trang phong cách mới này trong các bộ phim cổ trang nên sẽ có những khó khăn nhất định. Tôi hy vọng những tình tiết của phim sẽ khiến khán giả có cái nhìn thân thiện hơn", đạo diễn Lữ Hạo Cát Cát nói.

Vị đạo diễn trẻ 35 tuổi còn tiết lộ, đoàn phim quay vào thời gian nóng nhất của năm ở Chiết Giang (tháng 8.2015), vì vậy, phục trang được tối giản và mang lại sự thoải mái nhất cho các diễn viên.

phuc trang

Trang phục mát mẻ, thoải mái cho diễn viên được ưu tiên hàng đầu.

Toàn bộ trang phục của phim được thiết kế chỉ vọn vẹn trong vòng nửa tháng, mỗi ngày ra mắt hơn 50 bộ. Vì thời gian gấp rút nên đạo diễn cùng ê-kíp phải đi lại hàng chục lần ở khu thương mại Muxiyuan - Bắc Kinh - nhằm chọn vải và chất liệu may phù hợp.

Đạo diễn cho biết, vải để may đồ trong phim khá đắt. Cụ thể, vải may trang phục cho nhân vật nữ chính có giá hơn 1.000 NDT/mét (khoảng 3, 5 triệu đồng/mét). Điều này có nghĩa, để may bộ váy dài chấm đất cho một người, đoàn phim phải mua đến 15m vải, tương đương 15.000 NDT (52 triệu đồng).

Còn trang phục của nhân vật nam chính cũng có giá 600 NDT/mét (hơn 2 triệu đồng).

phuc trang

Trang phục của nhân vật nữ chính có chất liệu vải khá đắt và nổi bật với họa tiết hoa theo thiết kế của Dolce&Gabbana.

phuc trang

Trang phục họa tiết chim sẻ của Dương Nghiêm từ vải rèm che cửa sổ có giá 800 NDT/mét (2,8 triệu đồng).

phuc trang

Hoàng bào của Tề Thịnh cũng từ vải rèm cửa sổ có giá đắt hơn vải thông thường.

phuc trang

Nhân vật Tề Thịnh khoác giáp cơ bắp, giày La Mã, găng tay xỏ ngón được lấy ý tưởng từ bộ sưu tập của KTZmen 2015 tại London Fashion week. Chi tiết miếng vải sau lưng mượn thiết kế từ bộ sưu tập thời trang nam xuân hè của Craig Green 2015.

phuc trang
phuc trang

Hai mẫu thời trang xuân hè của Craig Green 2015 cũng được lấy ý tưởng cho phim.

phuc trang

Trang phục áo quân đội viền trắng của Tề Thịnh được tham khảo từ thời trang nữ của Sacai, quần lấy ý tưởng của Bottega Veneta.

phuc trang

Hình ảnh Tề Thịnh trong mơ của Trương Bồng Bồng có trang phục được tham khảo từ thiết kế của nhà thiết kế Anh quốc John Galliano.

phuc trang

Bộ đầm hồng của Trương Bồng Bồng mượn ý tưởng từ trang phục của nhà thiết kế người Pháp Jean Paul Gaultier.

phuc trang

Bộ đầm gốc của Jean Paul Gaultier.

phuc trang

Các trang phục của nhân vật nữ lấy ý tưởng từ váy áo các thiếu nữ trong những bức họa của danh họa John William Godward thời Victoria.

phuc trang

Trang phục người đẹp trong tranh của John William Godward.

Theo danviet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ