Quan điểm này đã định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, các hoạt động của trẻ cũng dựa trên nhu cầu, hứng thú thực sự và khả năng của từng trẻ...
Để thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” một cách có hiệu quả, ngay từ đầu năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục mầm non của tỉnh Phú Thọ đã tích cực đổi mới tổ chức môi trường giáo dục, tận dụng nhiều nguyên liệu, vật liệu địa phương để cho trẻ thỏa mãn sáng tạo.
Các cháu trường mầm non Gia Thanh, huyện Phù Ninh thăm cơ sở sản xuất nón |
Các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” cũng được các trường mầm non trên toàn tỉnh Phú Thọ tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua các hoạt động lễ hội như: Bé vui hội trăng rằm, Hội chợ làng mè; Ẩm thực vùng Trung du; Sắc màu trải nghiệm; Rung chuông vàng… hay các hoạt động trải nghiệm khác như đi thăm các làng nghề, thăm di tích lịch sử địa phương…
Các hoạt động này đã giúp trẻ lĩnh hội được kỹ năng sống cần thiết như: Kỹ năng lao động, kỹ năng tự phục vụ; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng hợp tác trong nhóm bạn bè... trẻ vui tươi, sảng khoái, phấn khởi với sản phẩm do chính bàn tay mình tạo ra, để trường học luôn gắn liền với cuộc sống của trẻ.
Đồng thời, qua các hoạt động phụ huynh cùng làm với trẻ, được chứng kiến sự trưởng thành của các con, từ đó tạo thêm lòng tin yêu, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội ở các địa phương.